Doanh nghiệp sốc, kêu cứu vì bị yêu cầu dừng sản xuất đột ngột
Chính phủ đồng ý bổ sung gói hỗ trợ Covid-19 cho người dân, doanh nghiệp Doanh nghiệp phá sản, chờ giải thể tăng cao |
Trước đó, ngày 29/7, UBND tỉnh Tiền Giang đã ra thông báo tạm dừng hoạt động đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động theo phương án 3 tại chỗ (sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – nghỉ tại chỗ).
Điều này đã khiến cho một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh đang thực hiện 3 tại chỗ như Công ty TNHH Chế biến thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang (Công ty Vạn Đức Tiền Giang) bàng hoàng và lo lắng.
Ngay khi nhận được thông báo này, Công ty Vạn Đức Tiền Giang đã có đơn kêu cứu gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công văn kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang khẩn thiết xin được tiếp tục sản xuất "3 tại chỗ" để tránh người lao động hỗn loạn còn doanh nghiệp thiệt hại lớn.
Công ty Vạn Đức Tiền Giang cho biết, để thực hiện mô hình sản xuất 3 tại chỗ, họ đã đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ với 1.200 nhân viên để giữ chân người lao động, những người này cũng đã được test nhanh, xét nghiệm PCR Covid-19 âm tính.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng đã lập Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tại chỗ, tổ chức phân luồng ăn ở sản xuất theo từng dây chuyền để tránh nhiễm chéo, đạt yêu cầu theo đánh giá của Ban Quản lý các khu cụm công nghiệp Tiền Giang.
![]() |
Đơn kêu cứu của Công ty Vạn Đức Tiền Giang |
Theo Công ty Vạn Đức Tiền Giang, việc UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu dừng hoạt động đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động theo phương án 3 tại chỗ thực sự là cú sốc lớn cho họ.
"Chúng tôi đã chi ra hàng chục tỷ đồng để bố trí sản xuất 3 tại chỗ", công văn kêu cứu của Công ty Vạn Đức Tiền Giang nêu.
Ngoài ra, theo Công ty Vạn Đức Tiền Giang, việc này còn làm đứt gãy chuỗi cung ứng, cá tra nuôi bị quá lứa do mùa thuận, cá tăng trưởng nhanh. Trong khi việc sản xuất 3 tại chỗ mới chỉ đạt 50% công suất, nếu dừng hẳn sẽ gây thiệt hại kép đến toàn chuỗi cung ứng; cá nuôi giá thành cao không bán được, doanh nghiệp phải đền hợp đồng.
"Chúng tôi phải bồi thường hợp đồng cho các siêu thị, nguy cơ mất thị trường và phá sản. Doanh nghiệp không sao gánh nổi", Công ty Vạn Đức Tiền Giang khẩn thiết.
Bên cạnh đó, Công ty Vạn Đức Tiền Giang cũng cho biết, nếu lúc này phải dừng sản xuất đột ngột, người lao động cũng không thể về quê vì hầu hết chưa được viêm vắc xin và tất cả địa phương đều giãn cách xã hội. Doanh nghiệp giữ lao động ở lại nhà máy mà không sản xuất được sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn về tâm lý, hành vi và sau này khó lòng kêu gọi công nhân quay trở lại sản xuất.
Doanh nghiệp ngành cá đã quá khổ, giá thức ăn tăng, nhiều nhà máy chế biến đóng cửa. Công ty Vạn Đức Tiền Giang đã cố hết sức tổ chức sản xuất 3 tại chỗ nghiêm túc. Mỗi tháng chi phí sản xuất tăng hàng chục tỷ đồng chỉ để giữ được chuỗi cung ứng, giữ chân người lao động, khách hàng.
"Kết quả làm tốt không được ghi nhận mà bị đánh đồng với các doanh nghiệp chưa tốt và bị ngừng sản xuất đột ngột, thiệt hại này doanh nghiệp thực sự không gánh nổi", Công ty Vạn Đức Tiền Giang nhấn mạnh.
Trước những lo ngại trên, Công ty Vạn Đức Tiền Giang kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến đến Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Tiền Giang cho phép công ty được tiếp tục sản xuất từ ngày 5/8, để thực hiện mục tiêu kép và không làm đứt gãy chuỗi cung ứng.
Không chỉ doanh nghiệp trên, Công ty TNHH MNS Feed Tiền Giang (một thành viên của Tập đoàn Masan) cũng vừa đề nghị chính quyền tỉnh cùng Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương tiếp tục cho họ hoạt động.
Công ty TNHH MNS Feed Tiền Giang cho biết, để thực hiện sản xuất 3 tại chỗ, từ ngày 15/7 doanh nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp nghiêm ngặt để phòng chống dịch như thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện chống dịch, tổ chức quản lý chặt chẽ người lao động. Đến nay, chưa phát hiện ca lây nhiễm nào trong khu vực nhà máy.
Theo Công ty TNHH MNS Feed Tiền Giang, việc phải ngừng sản xuất không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, công việc mưu sinh của người lao động đang làm việc tại nhà máy, mà còn gây ảnh rất lớn đến nguồn cung thức ăn chăn nuôi cho các hộ nông dân, trang trại. Đây là những đơn vị đang cố gắng cung ứng nhu yếu phẩm cho xã hội trong bối cảnh hết sức đặc biệt và cấp thiết hiện nay.
"Chưa kể đến những rủi ro và thiệt hại mà chúng tôi phải gánh chịu trong việc tiếp nhận, lưu kho và bảo quản nguồn nguyên liệu đã đặt hàng dự phòng cho các kế hoạch sản xuất", Công ty TNHH MNS Feed Tiền Giang nêu.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng
