Điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ năm 2021
Chị Vũ Lan Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có hỏi: Bố của tôi sinh năm 1963, đóng BHXH được 30 năm 8 tháng, nghỉ hưu theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Trong quyết định, bố của tôi hưởng lương hưu tỷ lệ 69%. Vậy, vì sao bố của tôi không được hưởng mức lương hưu tối đa 75%?
Liên quan đến thắc mắc của chị Vũ Lan Anh, cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội giải đáp như sau:
Một số quy định chung của chính sách đối với chế độ hưu trí: Tại Khoản 1, 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014 quy định mức lương hưu hàng tháng của lao động nam như sau:
Từ ngày Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 Luật BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam; Mức tối đa bằng 75%.
![]() |
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 Luật BHXH.
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 56 Luật BHXH quy định: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 Luật BHXH được tính như quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế quy định, đối tượng tinh giản biên chế ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH, còn không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Về trường hợp của bố chị Vũ Lan Anh, thông tin chị cung cấp chưa thực sự đầy đủ, tuy nhiên đối chiếu với các quy định của chính sách hiện hành, nếu bố của chị được nghỉ hưu theo đúng đối tượng và quy trình tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Đối chiếu quy định về tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo Luật BHXH nêu trên thì lao động nam nghỉ hưu trong năm 2021 chỉ được nhận lương hưu với tỷ lệ tối đa 75% khi đã có đủ 34 năm đóng BHXH. Do bố của bà có 30 năm 8 tháng đóng BHXH, nếu nghỉ hưu trong năm 2021 thì việc tính tỷ lệ lương hưu như sau:
19 năm đóng BHXH được tính tỷ lệ là 45%; 11 năm 8 tháng lẻ còn lại tính tròn là 12 năm được tính thêm (12 x 2% = 24%); Do đó tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bố bà bằng 69%.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tập huấn chính sách pháp luật cho 200 cán bộ Công đoàn

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng

Từ ngày 1/6/2025, những trường hợp nào được cấp thẻ BHYT giấy?

BHXH Khu vực I trao Quyết định nghỉ hưu cho 12 viên chức quản lý

Quy định về thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu

Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4/2025

Số người tham gia BHYT tăng, chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện

Tăng cường thanh kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi trục lợi Quỹ BHYT

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế cũ đến hết ngày 31/5/2025
