Dịch vụ đưa người say về nhà kiếm bộn tiền
![]() |
Dịch vụ đưa người say về nhà nở rộ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Getty
Những hình phạt nặng
Dịch vụ đưa người say về nhà hình thành khi các quốc gia mạnh tay đối với hành vi lái xe khi đã sử dụng đồ uống có cồn. Không chỉ phạt tiền hay tước bằng lái, nhiều quốc gia trên thế giới còn cấm điều khiển phương tiện vĩnh viễn, thậm chí phạt tù chung thân đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn.
Theo quy định hiện hành của pháp luật Trung Quốc, hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia bị phạt tiền từ 1.000 - 2.000 nhân dân tệ (khoảng 3,3 - 6,6 triệu đồng), tạm giữ bằng lái 6 tháng (với lái xe có nồng độ cồn từ 20mg đến dưới 80mg trên mỗi 100ml máu).
Các tài xế điều khiển phương tiện giao thông được xác định trong trạng thái say rượu bia nghiêm trọng, hình phạt là tịch thu bằng lái, không được thi bằng lái trong vòng 5 năm. Đồng thời, tài xế đó bị tạm giữ để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lái xe nguy hiểm với hình phạt có thể ngồi tù tới 6 tháng.
Hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia đối với tài xế của phương tiện dùng vào mục đích kinh doanh sẽ bị xử phạt nặng hơn nhiều, như bị xử lý hình sự và cấm lái trong vòng 5 - 10 năm.
![]() |
Cảnh sát Anh kiểm tra nồng độ cồn của tài xế. Ảnh: RAC |
Tại đất nước Mặt trời mọc, luật Giao thông của nước này quy định người điều khiển xe có thể đối diện với án tù tới 3 năm và nộp phạt 500.000 yên (107 triệu đồng) nếu nồng độ cồn từ 0,15mg/1 lít khí thở. Nếu nồng độ cao hơn, tài xế có thể bị phạt tới 5 năm tù và một triệu yên (214 triệu đồng). Đặc biệt, người ngồi sau phương tiện của tài xế không tỉnh táo hoặc say rượu cũng bị xử phạt tiền hoặc thậm chí ngồi tù.
Người đi xe đạp tại Nhật Bản cũng chịu những chế tài về rượu bia như tài xế ô tô để đảm bảo an toàn tối đa cho người đi bộ. Người nước ngoài thậm chí có thể bị trục xuất.
Tại tất cả bang của Mỹ, người bị quy vào tội lái xe trong tình trạng say xỉn đều bị xử lý hình sự. Người vi phạm lần đầu với nồng độ cồn từ 0,08 - 0,18% có thể bị phạt 500 - 1.000 USD, phạt tù tới 12 tháng và tước bằng lái xe 6 tháng.
Đối với những tài xế say xỉn tái phạm hơn 3 lần khiến người khác bị thương hay gây tai nạn chết người, bản án có thể từ 10 năm tù đến chung thân, tước bằng lái, tịch thu phương tiện, hủy đăng ký xe.
Ở Anh, người lái ô tô thậm chí bị phạt khi chưa kịp điều khiển phương tiện nếu phát hiện ra có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, tức chỉ cần ngồi trong xe mà vi phạm sẽ bị xử lý. Mức phạt có thể tới 3 - 6 tháng tù, phạt tiền và tước bằng lái 1 năm hoặc 3 năm nếu tái phạm.
Công dân Anh bị kết tội liên quan đến các hành vi lái xe trong tình trạng nồng độ cồn vượt quá mức cho phép rất khó được nhập cảnh vào các nước khác ở châu Âu hay đến Mỹ.
Những dịch vụ ăn theo
Theo thống kê chưa đầy đủ, tại thành phố Bắc Kinh hiện có trên 500 công ty lớn nhỏ có dịch vụ đưa người say về nhà đang hoạt động. Đặc biệt, các công ty này luôn quá tải vào dịp lễ, Tết, cuối tuần.
Tại những con phố ăn nhậu có tiếng ở Bắc Kinh, các quán nhậu luôn có đại diện các công ty cung cấp dịch vụ cho thuê lái xe với những tài xế đang chờ sẵn. Chỉ với một chiếc xe đạp điện dễ dàng gấp gọn vào cốp xe của khách và điện thoại smartphone, các tài xế sẵn sàng chở các thượng đế trong tình trạng say xỉn về nhà an toàn. Thời gian hoạt động cao điểm của họ thường là từ 21h đến 2h sáng hôm sau.
Giá cả dịch vụ cung cấp lái xe cũng ngày càng rẻ bởi sự ra đời của nhiều công ty. Thông thường, giá lái xe thuê chỉ đắt hơn giá cước taxi từ 1,5 - 2 lần. Càng về khuya, giá sẽ càng đắt hơn. Trung bình, một hãng chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê tài xế lớn ở Trung Quốc một năm phục vụ trên 250 triệu lượt đặt xe ở khắp cả nước.
![]() |
Một tài xế “daeri unjeon” đang tìm khách hàng trên ứng dụng điện thoại. Ảnh: KOREA EXPOSÉ |
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ rượu bia nhiều nhất thế giới. Nhu cầu thuê tài xế lái xe về nhà sau những cuộc nhậu cũng vì thế mà nở rộ.
Tại Hàn Quốc, các dịch vụ như vậy được biết đến với tên gọi “daeri unjeon” xuất hiện từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Trong khoảng một thập kỷ qua, “daeri unjeon” đã trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất xứ sở kim chi, tỷ lệ thuận với tốc độ tiêu thụ đồ uống có cồn ngày một tăng cao.
Theo ước tính của Hiệp hội lái xe dịch vụ Hàn Quốc, trên thị trường có hơn 5.500 doanh nghiệp đăng ký và hàng nghìn doanh nghiệp chưa đăng ký đang cung cấp dịch vụ, với 120.000 người tham gia làm tài xế chở người say xỉn về nhà. Nhiều công ty đã phát triển ứng dụng di động để có thể kết nối những người lái xe cứu hộ với khách hàng say xỉn.
Giá cả tùy từng công ty nhưng nhìn chung sẽ đắt hơn gọi taxi thông thường. Nhiều công ty còn cử tài xế theo cặp, một người lái xe máy chở tài xế và một người lái xe của khách về nhà. Cách bố trí như thế giúp tăng hiệu suất công việc với một lượng khách đủ lớn.
Hiện nay, số lượng hãng cung cấp tài xế tăng lên dẫn đến sự cạnh tranh cũng ngày càng mạnh mẽ. Kết quả, người dùng được sử dụng dịch vụ với mức giá thấp hơn. Tuy nhiên, giá thấp hơn đi kèm lo ngại về chất lượng dịch vụ và sự an toàn không được đảm bảo. Tại xứ sở kim chi đã từng xảy ra trường hợp một người say rượu thuê người lái khác xe về nhà nhưng tài xế được thuê gây tai nạn khi đâm vào một chiếc xe khác.
Tháng 12/2019, Grab tại Thái Lan đã bắt đầu cung cấp dịch vụ GrabDriveMyCar. Đây là dịch vụ giúp khách hàng say rượu có thể yêu cầu tài xế Grab lái xe của mình trở về nhà. Tài xế của GrabDriveMyCar sẽ được đào tạo kỹ càng và bài bản hơn so với các dịch vụ khác. Họ cần phải nắm cách điều khiển nhiều dòng xe khác nhau để đảm bảo an toàn cho bản thân và khách hàng.
Đối với ki-lô-mét đầu tiên, phí dịch vụ sẽ là 350 baht (270 ngàn đồng). Cứ mỗi 5km giá sẽ tăng thêm 100 baht. Hiện tại, Grab mới triển khai dịch vụ GrabDriveMyCar tại Thái Lan. Tuy nhiên, trong tương lai có thể dịch vụ sẽ xuất hiện ở các thị trường khác.
Ngoài ra, dịch vụ cho thuê tài xế còn nở rộ tại nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Singapore, Australia… do các quốc gia trên thế giới có mức phạt cực kỳ khắt khe dành cho hành vi lái xe khi đã sử dụng đồ uống có cồn.
Bài liên quan
Hàng loạt dịch vụ hút khách “ăn theo” Luật phòng chống tác hại của rượu, bia
Cảnh báo ngộ độc rượu dịp cuối năm
Dừng ép uống rượu bia để niềm vui trọn vẹn
Tăng mức xử phạt người uống rượu bia tham gia giao thông: Xử lý nghiêm, tránh nhờn luật
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
