Dẹp chợ cóc, chợ tạm: Như bắt cóc bỏ đĩa?
![]() |
Bài 1: Vỉa hè, lòng đường là nơi họp chợ
Cùng với việc ra quân xử lý trật tự vi phạm đô thị, các cơ quan chức năng đã mạnh tay xử lý các khu chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, chỉ cần vắng bóng các lực lượng chức năng, người dân lại tục chiếm vỉa hè, lòng đường để làm nơi họp chợ.
Tuyến đường Láng, bên sông Tô Lịch (đoạn giáp ranh giữa phường Ngã Tư Sở và Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) ban ngày lưu thông thông thoáng, tuy nhiên, vào rạng sáng lại trở thành khu họp chợ sầm uất. Hàng trăm người bày bán hàng hóa chiếm hết vỉa hè và phần lớn lòng đường tại khu vực này. Cảnh người mua, kẻ bán chen chân nhau, tấp nập hoạt động không khác gì một chợ truyền thống. Hàng hóa bày bán tại khu chợ này rất đa dạng từ mớ rau, con cá đến các loại hàng nông sản…
|
Chợ cóc này trên đoạn đường này kéo dài cả trăm mét hoạt động từ quá nửa đêm đến khoảng 7h sáng thì dần chấm dứt. Qua thời gian này, chỉ còn một số người bán hàng rong nán lại bày ra vỉa hè ven bờ sông Tô Lịch, bán lẻ cho người dân. “Khu chợ cóc này hoạt động vài năm nay nhưng tôi không thấy chính quyền hai phường Ngã Tư Sở và Thịnh Quang vào cuộc xử lý một cách triệt để. Thỉnh thoảng có việc đi sớm qua khu vực này, tôi phải di chuyển rất khó khăn vì vướng chợ cóc”, một người dân sinh sống gần đó cho biết.
Khác với chợ cóc trên đường Láng chỉ họp chủ yếu về đêm, cách đó chỉ vài trăm mét, tuyến phố Vĩnh Hồ (cũng thuộc phường Thịnh Quang và Ngã Tư Sở) đã trở thành nơi họp chợ vào ban ngày của nhiều tiểu thương. Thời gian họp chợ tại đây kéo dài từ sáng cho đến tối. Các tiểu thương cũng chiếm dụng hàng trăm mét tuyến phố này để bày bán hàng hóa.
Theo ghi nhận của phóng viên, tuyến phố Vĩnh Hồ nhỏ hẹp nhưng thường xuyên bị người dân chiếm dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mỗi khi có người dân dừng lại mua hàng hóa, các phương tiện khác di chuyển rất khó khăn. Đặc biệt, chỉ cần ô tô di chuyển qua tuyến phố này vào thời gian đang họp chợ, tình trạng ùn ứ giao thông lại xuất hiện. Rất nhiều người dân di chuyển qua tuyến phố này tỏ ra bức xúc trước tình trạng trên.
“Tôi thường di chuyển qua tuyến phố này và cảm thấy rất khó chịu vì tình trạng ùn ứ giao thông ở đây. Các tiểu thương buôn bán không có ý thức, bày bán hàng hóa tràn lan ra cả vỉa hè và lòng đường. Chỉ cần một người dừng lại mua hàng là cả đoàn xe phía sau di chuyển khó khăn. Tôi không rõ chính quyền hai phường Thịnh Quang và Ngã Tư Sở tại sao không vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng này”, anh Nguyễn Văn Vinh (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay.
Không chỉ tồn tại trên các tuyến phố mà trong những ngõ nhỏ của khu dân cư, chợ cóc cũng mọc lên. Ngõ 139 Nguyễn Ngọc Vũ (Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ vừa cho xe máy đi lại, từ lâu nay cũng biến thành nơi chợ hoạt động tấp nập. Hàng hóa bày bán tại đây cũng đa dạng, đầy đủ chủng loại giống như ngoài chợ. Mỗi lần có lực lượng chức năng ra quân, khu chợ này tạm yên một thời gian. Tuy nhiên, khi vắng bóng lực lượng chức năng, khu chợ này lại tiếp tục hoạt động kéo theo nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường, an toàn giao thông…
Theo số liệu của Sở Công Thương Hà Nội, cuối năm 2016 trên địa bàn thành phố có 53 chợ cóc. Qua Tết Nguyên đán, mọc thêm hơn 200 chợ cóc. Trong năm 2017, các địa phương trên địa bàn thành phố đã giải tỏa 149 chợ cóc, chợ tạm, còn tồn tại 50 chợ cóc, 14 chợ tạm. Tuy nhiên, trên thực tế, cứ lúc nào lực lượng chức năng làm căng thì chợ cóc biến mất, vắng bóng lực lượng chức năng thì chợ lại tái họp. Đơn cử như chợ cóc đầu ngã năm Lò Ðúc - Hàm Long - Hàn Thuyên vào các buổi sáng, chợ cóc cuối giờ chiều tại các phố Cầu Ðông, Nguyễn Thiện Thuật, Lĩnh Nam…
Chợ cóc tưởng chừng chỉ tồn tại ở các khu dân cư, khu tập thể cũ đông đúc, thế nhưng, ngay trong các khu đô thị hiện đại vừa đưa vào sử dụng, chợ cóc vẫn có đất để tồn tại. Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục phản ánh trong các số báo tới…
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng

TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp

Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện

Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ

Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị
