Tag

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

Tin tức 08/05/2025 11:31
aa
TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) đề xuất kết thúc hoạt động của VKSND cấp cao và cấp huyện từ ngày 1/7/2025.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm, làm việc với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Dự kiến bỏ Viện kiểm sát cấp cao và cấp huyện từ 1/7

Sáng 8/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, sáng 8/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.

Trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến nêu rõ, sửa đổi một số nội dung của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân năm 2014 để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Theo đó, bổ sung chức danh Cán bộ điều tra, Giám định viên kỹ thuật hình sự để đồng bộ với Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), Luật Giám định tư pháp năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2020); sửa đổi, bổ sung quy định về các ngạch Kiểm sát viên, bổ nhiệm Kiểm sát viên, tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên, Kiểm sát viên chính, Kiểm sát viên cao cấp, bổ nhiệm Kiểm sát viên trong trường hợp đặc biệt, nhiệm kỳ của Kiểm sát viên, Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên,...để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân;…bảo đảm đúng tiến độ, lộ trình theo kết luận của Bộ Chính trị và yêu cầu của Quốc hội.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất dự thảo luật gồm 2 Điều với nội dung sửa đổi, bổ sung 39 Điều, bổ sung 1 Điều mới, bãi bỏ 3 Điều liên quan đến Viện kiểm sát nhân dân cấp cao với các nội dung như sau: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân; Điều 2. Hiệu lực thi hành.

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày tờ trình.

Theo đó, dự thảo luật bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở tố tụng tại khoản 3 Điều 4 để bảo đảm thống nhất, phù hợp với quy định về thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đáng chú ý, sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7, khoản 3 Điều 23, Điều 40, Điều 41, khoản 3 Điều 47, Điều 48, Điều 49, khoản 2 Điều 66, Điều 67 và Điều 68; bãi bỏ các điều 44, 45, 65 để thực hiện việc tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy Viện Kiểm sát Nhân dân từ mô hình 4 cấp thành 3 cấp theo yêu cầu của nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp.

Đồng thời bổ sung quy định về chức danh Cán bộ điều tra, Giám định viên kỹ thuật hình sự để bảo đảm phù hợp với Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật Giám định tư pháp.

Bên cạnh đó, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định tổng biên chế tại Điều 93 để bảo đảm phù hợp với Nghị quyết số 70-QĐ/TW, ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị; đồng thời, sửa đổi về số lượng Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tối đa từ 19 người thành 27 người để bảo đảm nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ công tố, kiểm sát xét xử đối với hoạt động của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.

Tán thành quy định hệ thống Viện kiểm sát gồm 3 cấp

Báo cáo thẩm tra dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân nhằm kịp thời thể chế hóa các nghị quyết, kết luận của Đảng.

Hồ sơ dự án luật đã đầy đủ các tài liệu, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện
Các đại biểu tham dự phiên họp.

Bên cạnh đó, cùng với việc sửa đổi các quy định liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân, sau phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự án luật, cơ quan chủ trì soạn thảo đã hoàn thiện dự án luật theo hướng mở rộng phạm vi, sửa đổi thêm một số nội dung lớn liên quan đến chế định Kiểm sát viên nhưng chưa thuyết minh làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở thực tiễn của việc đề xuất sửa đổi.

Vì vậy, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bám sát quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về căn cứ xây dựng luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; cân nhắc thận trọng việc mở rộng phạm vi sửa đổi trong bối cảnh thời gian xây dựng luật rất khẩn trương, chưa có điều kiện để lấy ý kiến rộng rãi, đánh giá kỹ lưỡng tác động của những nội dung mới được đề xuất sửa đổi, bổ sung.

Về hệ thống Viện kiểm sát nhân dân (khoản 3 Điều 1), Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành quy định của dự thảo Luật về hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm 3 cấp (Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân khu vực); kết thúc hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện Kiểm sát Nhân dân cấp huyện.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên (khoản 18 Điều 1), Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cơ bản tán thành quy định nêu trên và nhận thấy nội dung này đồng bộ với Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân được ban hành năm 2024, cũng đã bổ sung quy định Thẩm phán được bổ nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác (bên cạnh nhiệm vụ xét xử).

Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, minh bạch, đề nghị bổ sung và quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và các ngạch Kiểm sát viên khác tương tự như quy định của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2024.

Liên quan đến các ngạch Kiểm sát viên (khoản 19 Điều 1), dự thảo luật sửa tên gọi của ngạch Kiểm sát viên trung cấp thành Kiểm sát viên chính, ngạch Kiểm sát viên sơ cấp thành Kiểm sát viên. Một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành với quy định của dự thảo luật để đồng bộ với quy định của Luật Cán bộ, công chức về ngạch công chức.

Một số ý kiến khác đề nghị tiếp tục giữ tên gọi các ngạch Kiểm sát viên như quy định hiện hành để đồng bộ với các luật trong lĩnh vực tư pháp (Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành án dân sự cũng đang quy định các ngạch: sơ cấp, trung cấp, cao cấp). Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo lý giải, làm rõ sự cần thiết sửa đổi tên gọi của các ngạch Kiểm sát viên.

Về thi tuyển chọn Kiểm sát viên, dự thảo luật bỏ quy định hiện hành về thi nâng ngạch Kiểm sát viên. Đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành quy định của dự thảo luật. Tuy nhiên, việc nâng ngạch Kiểm sát viên là vấn đề quan trọng, liên quan đến nguồn lực bảo đảm và yêu cầu kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, do đó đề nghị bổ sung quy định giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc nâng ngạch Kiểm sát viên (tương tự như Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2024 cũng giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc nâng bậc Thẩm phán).

Đọc thêm

Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn Tin tức

Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn

Sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là một bước tiến quan trọng của lịch sử trong công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của MTTQ Việt Nam. Đây không chỉ là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng mà còn là một bước chuyển mình của tất yếu khách quan và phù hợp với thực tiễn cách mạng hiện nay, qua đó góp phần củng cố hơn nữa vị thế của MTTQ Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam Tiêu điểm

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tiếp nối tư tưởng của Người, Việt Nam đang bước những bước vững chắc trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng Thời sự

Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị

TTTĐ - 8h sáng nay, 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp Thời sự

Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế Thời sự

Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia

TTTĐ - So với những lần sửa đổi Hiến pháp trước đây, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 phản ánh sự đổi mới trong quản trị quốc gia, kiến tạo, dần xóa bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế.
Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới Tin tức

Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới

TTTĐ - Chính sách ưu đãi người tài là điểm mới để luật hóa nguyên tắc coi người có tài là chủ thể đặc biệt trong thiết lập nền công vụ trọng giá trị và đổi mới. Song nếu không cải cách mạnh mẽ từ khâu phát hiện, sử dụng đến đãi ngộ thì chính sách ưu đãi người tài cũng chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, hoặc sự đãi ngộ không đến đúng đối tượng…
Quốc hội chốt 44.000 tỷ đồng trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc Tin tức

Quốc hội chốt 44.000 tỷ đồng trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc

TTTĐ - Quốc hội thông qua Nghị quyết bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2025 với việc phân bổ 44.000 tỷ đồng chi chế độ cho cán bộ nghỉ sau tinh gọn và 6.623 tỷ đồng để miễn học phí.
100% đoàn viên, thanh niên góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VneID Tin tức

100% đoàn viên, thanh niên góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VneID

TTTĐ - UBND thành phố vừa ban hành Công văn số 2021/UBND-NC về việc tổ chức, hướng dẫn tham gia thực hiện lấy ý kiến đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 qua ứng dụng VneID.
Xem thêm