Tag
Bộ Y tế

Đề xuất 2 tình huống ứng phó với dịch COVID-19

Sức khỏe 03/05/2022 12:31
aa
TTTĐ - Bộ Y tế cho biết, đang tiếp tục tổng hợp ý kiến của các Thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia và các cơ quan quan liên quan để hoàn thiện xây dựng Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023
Ngày 2/5, Hà Nội phát hiện 762 ca COVID-19 mới Người nhập cảnh vào Việt Nam tham gia SEA Games 31 không phải khai báo y tế với COVID-19 Ngày 2/5, cả nước ghi nhận 3.123 ca nhiễm mới COVID-19 Hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi người dân được cấp “Hộ chiếu vắc xin"

Hai tình huống ứng phó với dịch COVID-19

Trước đó, Bộ Y tế có công văn xin ý kiến thành viên Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, UBND 63 tỉnh/thành phố, các đơn vị liên quan thuộc, trực thuộc Bộ Y tế về Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023.

Để chủ động, sẵn sàng ứng phó, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, chủ động bám sát tình hình thực tế, tiếp tục tăng cường các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa để vừa kiểm soát tốt dịch COVID-19 vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và Nghị quyết 38/NQ-CP về ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế xây dựng Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023.

undefined
Ảnh minh hoạ

Trên cơ sở kế hoạch của Tổ chức Y tế thế giới, tham khảo kế hoạch đáp ứng của một số quốc gia và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP, Bộ Y tế xây dựng các tình huống dịch COVID-19 trong giai đoạn chuyển tiếp từ phòng, chống đại dịch sang quản lý bền vững như sau.

Tình huống thứ nhất: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong giảm dần dẫn đến các ổ dịch không còn nghiêm trọng như trước hoặc xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 nhưng ít nghiêm trọng hơn.

Tình huống thứ hai: Xuất hiện biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.

Trong 2 tình huống này, Bộ Y tế nhấn mạnh, một trong 4 nguyên tắc đặt ra là vắc xin là biện pháp hữu hiệu trong việc giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong; Tỷ lệ bao phủ vắc xin cao ở tất cả các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương và nhóm nguy cơ cao là nền tảng để từng bước nới lỏng các biện pháp y tế và biện pháp xã hội khác.

Trong tình huống thứ nhất, Bộ Y tế đề xuất một số hoạt động tập trung ở tình huống này là nghiên cứu tiêm vắc xin mũi thứ 4 cho người lớn; Tiêm mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi và sớm triển khai tiêm cho các nhóm đối tượng ngay trong năm 2022.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế nhấn mạnh, cần tăng cường theo dõi giám sát, xét nghiệm phát hiện kịp thời các biến chủng đáng lo ngại (VOC) và những thay đổi về khả năng gây bệnh, khả năng lây truyền và hiệu quả của các biện pháp can thiệp; Triển khai giám sát giải trình tự gen tại các điểm giám sát trọng điểm để phát hiện sự tiến hóa của virus; Mở rộng giám sát SARS-CoV-2 trên động vật (bao gồm cả vật nuôi và động vật hoang dã).

Về các biện pháp xã hội, kịch bản tình huống 1 của Bộ Y tế đề xuất tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định tại Nghị quyết 128 của Chính phủ, song xem xét giảm bớt hoặc nới lỏng các điều kiện, hướng dẫn để tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân triển khai thực hiện.

Cùng đó, đánh giá việc thực hiện, điều chỉnh các chỉ số, ngưỡng xác định cấp độ dịch phù hợp với bản chất dịch, đáp ứng thực tế, tạo điều kiện cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Về công tác hậu cần, ngoài việc tiếp tục huy động, vận động sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; sự tự nguyện chi trả của người mắc COVID-19 khi khám, điều trị theo yêu cầu, Bộ Y tế cũng đề xuất rút gọn, đơn giản hóa hồ sơ chứng từ thanh toán; bãi bỏ các rào cản, chồng chéo, vướng mắc, bất cập hiện hành về chính sách thanh toán chi phí y tế cho hoạt động khám chữa bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Với tình huống thứ hai, Bộ Y tế sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổ chức y tế thế giới, các nhà sản xuất vắc xin để cập nhật các loại vắc xin phù hợp với biến chủng mới virus SARS-CoV-2, kịp thời báo cáo Chính phủ để cập nhật và cho phép mua bổ sung phục vụ tiêm chủng cho người dân.

Bộ Y tế tiếp tục triển khai việc tiêm vắc xin bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tổ chức rà soát, tiêm mũi vắc xin tăng cường phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ cao (người trên 65 tuổi, người mắc bệnh nền mạn tính) hoặc người đã tiêm đủ mũi vắc xin trên 3 tháng.

Đồng thời, ngành Y tế theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước; tăng cường công tác giám sát sự xâm nhập của biến thể mới của virus tại các cửa khẩu, khu vực biên giới…; tiếp tục giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, tập trung giám sát các trường hợp nhập viện, điều trị tích cực và các trường hợp tử vong;

Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở…

Đồng thời, ngành Y tế tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa theo quy định để tăng tỷ lệ tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người mắc COVID-19 và người không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch bệnh COVID-19.

Ở tình huống này sẽ thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch" theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; Áp dụng linh hoạt công thức chống dịch "5K + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác".

Về các biện pháp xã hội, tình huống 2 đặt ra việc thực hiện nghiêm việc đánh giá cấp độ dịch tại các địa phương để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch phù hợp theo quy định tại Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng, chống đại dịch COVID-19 sang quản lý bền vững

Tại Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022-2023, Bộ Y tế đưa ra thông tin, sau hơn hai năm, dịch COVID-19 do các biến thể mới của SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, khiến quá trình lây lan nhanh hơn và mức độ nhiễm bệnh nhiều hơn so với chủng ban đầu.

Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho HS lớp 6 tại trường THCS Chu Văn An, TP.Thủ Dầu Một
Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho học sinh lớp 6 tại trường THCS Chu Văn An, TP.Thủ Dầu Một

Trong các nước của ASEAN, một số nước đã đưa các tiêu chí để coi COVID-19 là bệnh lưu hành. Indonesia quy định để coi COVID-19 là bệnh lưu hành, tỷ lệ sử dụng giường bệnh phải dưới 5% và tỷ lệ dương tính phải dưới 1% dân số.

Thái Lan từ ngày 1/7/2022 sẽ coi COVID-19 là bệnh lưu hành với điều kiện tỷ lệ tử vong không vượt quá 0,1% (hiện nay tỷ lệ này là gần 0,2%). Theo đó, Thái Lan sẽ bỏ yêu cầu xét nghiệm, bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang, ngoại trừ với những người đang nhiễm bệnh.

Hiện nay, trên phạm vi toàn cầu số ca mắc mới giảm liên tục, số ca nặng và tử vong cũng giảm, trong khi tỷ lệ bao phủ vắc xin tăng.

Tổ chức Y tế thế giới nhận định dịch COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, có thể sớm trở thành bệnh lưu hành.

Ngày 31/3, Tổ chức Y tế thế giới ban hành Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022.

Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Đọc thêm

Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre Tin Y tế

Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre

TTTĐ - Cục Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bến Tre và Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đề nghị xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.
Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính Sức khỏe

Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính

TTTĐ - Tháng 4/2025, với chiến dịch "Share Care, Share Love", thương hiệu mẹ và bé AOI khơi gợi tinh thần sẻ chia trong mỗi gia đình, đồng hành cùng ba mẹ trên chặng đường nuôi con khôn lớn.
Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo Tin Y tế

Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các Sở Y tế thông báo liên quan đến 21 loại thuốc giả trong vụ án Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.
Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ Tin Y tế

Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), UBND huyện Thanh Trì trân trọng tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và các đối tượng chính sách đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng Tin Y tế

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chỉ đạo các Sở Y tế, các Chi cục toàn thực phẩm trên toàn quốc tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm để phát hiện thực phẩm giả, kém chất lượng.
Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả Tin Y tế

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết từ năm 2023 đến nay đã có nhiều văn bản gửi Sở Y tế Thanh Hóa về việc tăng cường thanh, kiểm tra giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc truy tìm nguồn gốc thuốc giả.
Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11/4 đến 18/4), toàn thành phố ghi nhận 211 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 1 trường hợp so với tuần trước.
"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả Tin Y tế

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả

TTTĐ - Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.
65 cơ sở y tế cấp Giấy khám sức khỏe lái xe liên thông Tin Y tế

65 cơ sở y tế cấp Giấy khám sức khỏe lái xe liên thông

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành văn bản công bố danh sách 65 cơ sở khám, chữa bệnh đã liên thông thành công dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe lên Cổng Thông tin giám định Bảo hiểm y tế để thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế Tin Y tế

Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế

TTTĐ - Ngày 18/4, Tập đoàn Vingroup công bố chuẩn bị khởi công Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Giờ tại khu đô thị Vinhomes Green Paradise vào tháng 8/2025, theo tiêu chuẩn của Cleveland Clinic - một trong những hệ thống y tế hàn lâm hàng đầu thế giới.
Xem thêm