Tag

Đẩy mạnh quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN

Kinh tế 23/09/2019 21:12
aa
TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Đẩy mạnh quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Tăng cường xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về phòng thủ dân sự

Sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư BT

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2019

Thủ tướng chỉ thị 3 nhóm giải pháp tăng trưởng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại 9 tỉnh Đồng bằng sông Hồng

Nghị quyết đề ra mục tiêu khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong giai đoạn 2011-2016; thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới nhằm tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội.

Về việc triển khai các nhiệm vụ và giải pháp được giao tại Nghị quyết số 60/2018/QH14, Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tập trung triển khai các nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách. Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng kết, báo cáo Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan; hoàn thiện để Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Đồng thời bộ cần rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 theo hướng tách bạch giữa những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế hoặc lĩnh vực công ích Nhà nước cần nắm quyền chi phối với những lĩnh vực nên huy động vốn đầu tư từ xã hội. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định tỷ lệ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ở mức hợp lý nhằm thu hút nhà đầu tư bên ngoài và thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp một cách thực chất; Tách bạch giữa hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, an sinh xã hội với hoạt động sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước theo từng loại hình, lĩnh vực, địa bàn hoạt động đặc thù của doanh nghiệp.

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng kết, báo cáo Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan; căn cứ kết luận tại Phiên họp thứ 37 của UBTVQH khóa XIV, xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước quy định về thu, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ Nội vụ chủ trì rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách để gắn kết quả của việc thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý rà soát diện tích đất đang quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các đơn vị quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước và ra nước ngoài, nguồn vốn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp; khẩn trương bàn giao phần vốn nhà nước hiện đang quản lý về cơ quan có thẩm quyền được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các cơ quan chú ý rà soát, xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn vừa qua; xử lý kịp thời các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các đơn vị cần công khai thông tin đối với tất cả các doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chuẩn áp dụng đối với công ty đại chúng theo quy định hiện hành.

Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, đảm bảo tuân thủ phương án sử dụng đất đã được phê duyệt trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp; chỉ đạo rà soát toàn bộ các phương án sử dụng đất đã được phê duyệt cho các doanh nghiệp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khác với phương án đã được phê duyệt.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát để xem xét, phê duyệt phương án sử dụng đất đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải cổ phần hóa nhưng chưa được phê duyệt phương án sử dụng đất và các doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất cho phù hợp với quy định.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Công Thương theo thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của ngành Công Thương.

Thứ ba, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý trách nhiệm. Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thường xuyên rà soát, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại doanh nghiệp gửi Bộ Nội vụ tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ.

Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sản xuất của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2017; phối hợp với cơ quan thanh tra các cấp thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát để kịp thời phát hiện vi phạm và có biện pháp xử lý, khắc phục.

Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thực hiện công tác thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Chính phủ yêu cầu các các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng kết, đánh giá và tập trung hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước theo đúng lộ trình và quy định của pháp luật, bảo đảm các nguyên tắc và cơ chế thị trường; minh bạch, công khai thông tin; xem xét cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn trong xử lý các vấn đề về tài chính, đất đai, lao động, chính sách khoa học, công nghệ... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp đã cơ cấu lại nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh còn chưa khả quan; áp dụng biện pháp giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, nhất là doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng giải thể, phá sản mà không có phương án cơ cấu lại khả thi.

Đọc thêm

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao Doanh nghiệp

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

TTTĐ - Chặng đường 30 năm là một hành trình đầy ý nghĩa và đáng tự hào, Co-opBank đã không ngừng phát triển lớn mạnh, hoạt động an toàn, là điểm tựa vững chắc cho hệ thống QTDND phát triển...
PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025 Doanh nghiệp

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

TTTĐ - Kết thúc quý I năm 2025, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, nhờ nguồn thu từ hoạt động tín dụng và thu nhập ngoài lãi chuyển biến tích cực, đảo chiều so với cùng kỳ năm trước.
Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập Doanh nghiệp

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

TTTĐ - Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam.
Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt Doanh nghiệp

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

TTTĐ - Hòa nhịp cùng xu thế chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, PVcomBank đang đẩy mạnh quá trình số hóa một cách toàn diện và quyết liệt.
ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng Doanh nghiệp

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

TTTĐ - Ngày 18/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance Thị trường - Tài chính

Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered vừa được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam lần thứ hai liên tiếp trong khuôn khổ Lễ trao Giải Tài trợ Thương mại và Tài trợ Chuỗi Cung ứng 2025 của tạp chí Global Finance. Giải thưởng là minh chứng cho cam kết của Ngân hàng trong việc thúc đẩy tài chính thương mại và tạo ra giá trị thông qua các giải pháp tài chính thương mại sáng tạo trên toàn cầu và tại Việt Nam.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk Doanh nghiệp

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

TTTĐ - Theo đuổi chiến lược chuyển đổi xanh, Vinamilk không chỉ đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà còn có tác động tích cực đến các doanh nghiệp, bên liên quan và cộng đồng cũng như ngành sữa, chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.
Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Doanh nghiệp

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

TTTĐ - Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.
Xem thêm