Đẩy mạnh công tác quy hoạch, phát triển đô thị Hà Nội theo hướng thông minh, xanh và bền vững
![]() |
Hà Nội xác định nhiệm vụ đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững |
Theo đó, với các mục tiêu: Đến năm 2025 phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”, phát triển năng động, hiệu quả; Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; Là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế... Thành phố Hà Nội đã xác 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá.
Trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, thành phố xác định tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh; Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; Giảm chênh lệch mức sống giữa khu vực đô thị và nông thôn; Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tạo cho được chuyển biến căn bản đối với các vấn đề dân sinh cấp bách về giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông...
Ba khâu đột phá cũng được xác định là: Ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; Tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tăng cường công tác tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, xây dựng và phát triên hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...
Để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá trên, 14 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được thành phố đặt ra trong giai đoạn 2020-2025 gồm: Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ thành phố trong sạch, vững mạnh; Tiếp tục phát triển kinh tế nhanh và bền vững; Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững; Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố, triển khai mạnh mẽ Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu.
Thành phố tiếp tục phát huy giá trị văn hóa và con người Hà Nội, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của Nhân dân Thủ đô; Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển Thủ đô hỉện đại, văn minh; Tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô.
Hà Nội đẩy mạnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; Chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu; Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; Bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô trong mọi tình huống; Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô; Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp gắn với thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị;
Thành phố đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, hoạt động của các hội quần chúng thành phố, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân Thủ đô; Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu Đảng đoàn HĐND TP có trách nhiệm chỉ đạo HĐND TP cụ thể hóa nội dung của Chương trình vào các Nghị quyết của HĐND TP, bố trí nguồn lực, bổ sung xây dựng cơ chế, chính sách để tổ chức thực hiện Chương trình; Chỉ đạo tăng cường giám sát hoạt động của các cấp chính quyền và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình.
Ban cán sự Đảng UBND TP căn cứ nội dung Chương trình hành động của Thành ủy, xây dựng các đề án, kế hoạch triển khai thực hiện; Chỉ đạo các sở, ban, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; Từng chương trình, kế hoạch phải đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đồng bộ, phù hợp với thực tế, phân công rõ tập thể và cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện, xác định rõ lộ trình và thời gian hoàn thành.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tích cực tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến Chương trình đến cán bộ, đoàn viên, hội viên, các tổ chức, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp Nhân dân
Các Đảng bộ trực thuộc tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung Chương trình tới các chi bộ, Đảng bộ cơ sở, cán bộ, đảng viên; Phổ biến, tuyên truyền nội dung cơ bản đến công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân; Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị; Thường xuyên theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Thành ủy...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam"

Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận
