“Đặt hàng” để sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả hơn
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc.
Bài liên quan
Tạo bứt phá mới trong năng suất lao động để đưa đất nước vượt lên
Đầu tư thích đáng cho giáo dục, quyết tâm khắc phục tồn tại, hạn chế
Cán bộ trẻ cần nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại trong giám định ADN
“Biến nguy thành cơ” đối với Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 9/8, tại TPHCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với hiệu trưởng các trường đại học sư phạm, trường có đào tạo ngành sư phạm ở TPHCM.
Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các trường sư phạm nêu thẳng bất cập, vướng mắc trong thực tiễn đào tạo sư phạm hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp xử lý, tháo gỡ, đóng góp thiết thực vào dự thảo Đề án sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm (Đề án) mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang xây dựng.
“Hệ thống sư phạm kỹ thuật có được đặt trong mạng lưới các trường sư phạm hay không? Nên chăng hướng đào tạo giáo viên không chỉ từ các trường sư phạm mà sinh viên tốt nghiệp những ngành khác cũng có thể học thêm về nghiệp vụ sư phạm. Đây là những vấn đề Bộ GD&ĐT cần tiếp thu, xem xét, bổ sung vào Đề án”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt vấn đề.
Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định trách nhiệm bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành giáo dục là của Nhà nước. Nguồn ngân sách dành cho đào tạo sư phạm, cả Trung ương và địa phương, cần sử dụng hiệu quả hơn theo cơ chế “đặt hàng”, kết hợp với các chính sách học bổng đa dạng để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu giáo viên của mỗi địa phương. Ngân sách địa phương bảo đảm bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cho giáo viên trên địa bàn.
![]() |
Lãnh đạo các trường đại học sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Đại học Sư phạm Thể dục-Thể thao TPHCM, Đại học Nông Lâm TPHC đề xuất ngay trong khối sư phạm cần mở ra để hợp tác, chia sẻ nguồn lực đào tạo, học liệu, bài giảng… |
Để nâng cao chất lượng đào tạo, các trường sư phạm lớn phải mở ra, hợp tác, liên kết đào tạo không chỉ sinh viên sư phạm mà đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các ngành khác, ở trường khác và gắn với đẩy mạnh tự chủ.
Chúng ta cần hình thành nhóm trường sư phạm lớn, làm hạt nhân, cộng đồng trách nhiệm xây dựng chương trình, hỗ trợ, hướng dẫn các trường sư phạm địa phương trong bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cho giáo viên trên địa bàn. Cùng với đó, phát triển mạng lưới trường phổ thông thực hành rộng khắp, trước hết ở các trường sư phạm địa phương.
Từ phản ánh khó khăn của các trường sư phạm thể dục - thể thao, mỹ thuật, nghệ thuật… Phó Thủ tướng đề nghị trong Đề án quy hoạch hệ thống các trường sư phạm Bộ GD&ĐT cần quy định “một nhánh riêng”.
“Trường sư phạm là trường mô phạm, vì vậy, thầy và trò trường sư phạm phải thực sự mẫu mực, chuẩn mực nhất từ thực hiện tự chủ, đến xây dựng đạo đức, văn hóa, lối sống trong giảng dạy, sinh hoạt...”, Phó Thủ tướng nhắn nhủ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khẳng định vai trò hướng nghiệp, định hướng tương lai cho người trẻ

Hôm nay (21/4), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

GreenAms lập kỳ tích tại đấu trường Robotics lớn nhất thế giới

Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai
