Đằng sau vẻ đẹp của cây hoa anh túc là những tác hại khủng khiếp đến sức khỏe con người
Thuốc phiện tàn phá cơ thể ra sao?
Cây thuốc phiện hay cây anh túc (tiếng anh gọi là Opium poppy), là loại cây đã bị cấm từ lâu vì tác hại của cây thuốc phiện đã gây hại đến sức khỏe con người. Nó còn được biết đến với các cái tên như: phù dung, á phiện, anh túc xác...
Đây là loài cây thân thảo, có chiều cao từ 1 – 1,6m với tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm. Toàn thân có màu lục, thân mềm, mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh. Lá cây có hình bầu dục, nhiều tua và mọc xung quanh thân cây.
![]() |
Loại cây anh túc với nhiều tác hại chết người |
Hoa to, mọc đơn độc ở ngọn thân và đầu cành, có màu trắng, tím hoặc đỏ vàng và thường nở vào tháng 3. Còn quả thường ra vào tháng 5, ban đầu có màu xanh nhưng càng về già thì càng có màu nâu đen.
BSCKI. Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa Khoa Medlatec cho biết: "Khi sử dụng cây anh túc hoặc chiết xuất từ cây anh túc có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như: Đau dạ dày; Buồn nôn và nôn mửa; Khô miệng; Ảo giác; Ngứa; Co đồng tử; Táo bón.
Không chỉ có vậy, trong cây anh túc còn có sự hiện diện của chất nhựa trắng chứa 10% hàm lượng morphin. Bên cạnh khả năng khắc phục hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim, nếu dùng quá liều sẽ gây nghiện thậm chí là ngộ độc, tác động xấu tới sức khỏe và đe dọa đến tính mạng người sử dụng".
Người dân tộc thường sử dụng nhựa thuốc phiện thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy có sự khoái lạc, tạo cảm giác hưng phấn, làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác không còn.
Hơn thế, ở người sử dụng thuốc phiện còn xuất hiện các biến chứng như: viêm dạ dày, viêm ruột mãn tính, táo bón dai dẳng, phát ban ngoài da, tiểu tiện ra abumin, thường hay bị sưng phổi, mạch đập chậm và không đều. Nguy hiểm hơn là khi không có thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.
Tệ nạn nghiện thuốc phiện ảnh hưởng đến đời sống người dân
Không chỉ là tệ nạn nhức nhối ở khu vực thành thị, thuốc phiện, ma tuý còn len lỏi, tấn công đến những bản làng vùng sâu, vùng xa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng người nghiện ma túy ở các vùng miền núi chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, có thể kể đến yếu tố lịch sử, bởi trước đây, người dân tộc ở đây có thói quen trồng và sử dụng thuốc phiện.
![]() |
Người dân phá bỏ cây anh túc |
Đến nay, việc trồng cây thuốc phiện đã bị xóa bỏ, nhưng hoạt động buôn bán các chất ma túy vào địa bàn miền núi vẫn diễn biến phức tạp.
Nguồn cung ma túy khó kiểm soát, trong khi đó, trình độ nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, họ chưa hiểu hết được tác hại của ma túy gây ra cho bản thân, gia đình và xã hội nên dễ bị lôi kéo sử dụng dẫn đến nghiện ngập.
Số lượng người nghiện ma túy ở các huyện miền núi chiếm tỷ lệ cao đang tác động không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Nhiều đối tượng, phần tử xấu, phần tử nghiện lôi kéo thanh niên trong các buôn, làng chơi thử ma túy, dẫn đến tình trạng này gia tăng....
Trong đó, quy mô và loại hình sử dụng ma túy đang chuyển dần từ thế hệ người già sử dụng thuốc phiện sang thế hệ trẻ sử dụng heroin và tiêm chích ma túy, đặc biệt là ở những vùng có tuyến đường buôn lậu ma túy xuyên qua.
Nhận thức rõ thuốc phiện, ma tuý là hiểm họa của cả dân tộc, Ðảng và Nhà nước đã có chủ trương rất sớm để kiểm soát tình hình. Ngày 30/8/1987, Ban Bí thư Trung ương Ðảng đã ra Chỉ thị số 13-CT/TW yêu cầu tổ chức vận động nhân dân không trồng cây thuốc phiện, không chích hút và ngăn chặn việc mua bán sản phẩm cây thuốc phiện.
Năm 1989, Quốc hội đã bổ sung sửa đổi Bộ luật Hình sự, quy định rõ về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, với quy định "Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây có chứa chất ma tuý, bị xử phạt hành chính, phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Ngày 29/1/1993, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 06/CP về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý.
Trước tác hại của cây thuốc phiện, thực hiện Nghị quyết 06 của Chính phủ năm 1993 và sau này là Chỉ thị 06 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1996, phong trào bài trừ, triệt tiêu cây thuốc phiện tại các khu vực miền núi được diễn ra một cách quyết liệt
Cùng với việc xử lý nghiêm việc trồng cây thuốc phiện, chính quyền các địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền giải thích cho người dân hiểu về tác hại của cây thuốc phiện và các quy định pháp luật nghiêm cấm không trồng, không tàng trữ cây thuốc phiện…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế

Phòng khám thẩm mỹ The Pyo cùng phụ nữ Việt gìn giữ nét xuân

Chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng

Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai

21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng

Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt

Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96%

Tạo hình dạ dày ống đứng, giảm béo cho cô gái nặng 102kg

Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ"
