Tag

Đảm bảo các đơn vị hành chính mới hoạt động từ 0h ngày 1/7

Tin tức 07/05/2025 17:22
aa
TTTĐ - Đại biểu Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị các Ủy ban của Quốc hội phối hợp chặt chẽ để rà soát kỹ lưỡng tại khoản 6, điều 54, đảm bảo từ 0 giờ ngày 1/7/2025, các đơn vị hành chính mới hoạt động ngay lập tức, không để xảy ra khoảng trống pháp lý hoặc gián đoạn dịch vụ công...
Người dân đồng thuận, sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới BCH Đảng bộ TP xem xét Đề án sắp xếp đơn vị hành chính Báo chí Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp

Chiều 7/5, đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Không để gián đoạn công việc, đặc biệt là các dịch vụ công

Quan tâm đến các nội dung trong dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh bày tỏ đồng tình với việc sửa đổi toàn diện dự án Luật này dù vừa có hiệu lực từ ngày 1/3/2025 sau kỳ họp bất thường thứ chín vừa qua. Theo đại biểu, việc sửa đổi là cần thiết để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về sắp xếp tinh gọn bộ máy và tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp, không còn cấp huyện.

Góp ý vào nội dung cụ thể, đại biểu Trần Sỹ Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo quan tâm đến Điều 54 về Quy định chuyển tiếp. Dự án luật này quy định chung cho chính quyền địa phương từ nay trở đi, không chỉ áp dụng cho đợt sắp xếp tinh gọn bộ máy lần này.

Tuy nhiên, điều khoản chuyển tiếp lại thiết kế lẫn lộn giữa các quy định chung và riêng gây khó khăn trong thực thi. Nhiều điều khoản sau khi thực hiện xong việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ không còn giá trị nữa. Vì thế, đại biểu cho rằng cơ quan soạn thảo có thể đưa các nội dung cụ thể này vào nghị quyết, bởi Luật mang tính dài hạn.

Đảm bảo các đơn vị hành chính mới hoạt động từ 0h ngày 1/7
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh thảo luận tại tổ chiều 7/5

Đại biểu Trần Sỹ Thanh trích dẫn khoản 6, Điều 54 quy định: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Thường trực HĐND, các cơ quan thuộc HĐND, UBND, Chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phải hoàn thành việc bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bảo đảm cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan, không để gián đoạn công việc…”.

Theo đại biểu, điều ngày có nghĩa kể từ 0 giờ ngày 1/7/2025, khi các đơn vị hành chính cũ ngừng hoạt động và có 15 ngày để bàn giao công việc cho các đơn vị hành chính mới. “Vậy trong thời gian này mọi hoạt động dịch vụ công thiết yếu của người dân sẽ ra sao? Tôi đề nghị các Ủy ban của Quốc hội phối hợp chặt chẽ để rà soát kỹ lưỡng khoản 6 này đảm bảo từ 0 giờ ngày 1/7/2025, các đơn vị hành chính mới hoạt động ngay lập tức, không để xảy ra khoảng trống pháp lý hoặc gián đoạn dịch vụ công”, đại biểu Trần Sỹ Thanh kiến nghị.

Liên quan đến số lượng đại biểu HĐND, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong dự thảo Luật đã quy định tương đối rõ ràng nhưng đại biểu vẫn lo ngại về việc triển khai ở các địa phương như Hà Nội, nơi ranh giới hành chính được phân chia lại mà không phải sáp nhập hoàn toàn.

“Ví dụ một xã hoặc phường cũ có thể được chia thành hai đơn vị hành chính mới, dẫn đến khó khăn trong việc xác định số lượng đại biểu HĐND. Trong khi bên Đảng, việc chỉ định cán bộ được thực hiện nhanh chóng với số lượng tối đa, bên chính quyền lại chưa có quy định rõ ràng. Nếu sáp nhập 4 đến 5 xã thành một đơn vị hành chính mới, số lượng đại biểu HĐND có thể quá lớn, gây phức tạp trong tổ chức. Vì thế, tôi đề nghị làm rõ vấn đề này để đảm bảo tính khả thi”, đại biểu Trần Sỹ Thanh nêu quan điểm.

Bước đột phá trong thực hiện phân cấp, ủy quyền của thủ tục hành chính đã giúp tiết kiệm cho các tổ chức, cá nhân. Trong ảnh: Hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại bộ phận “một cửa” UBND xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây)

Liên quan đến khoản 2, Điều 11, hoặc khoản 2, Điều 34 của dự thảo Luật, đại biểu Trần Sỹ Thanh cho biết: Dự thảo quy định sau khi ổn định, HĐND mới sẽ bầu Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND. Tuy nhiên, quy định này không thống nhất với chủ trương của Đảng, vốn yêu cầu chỉ định ngay các chức danh này sau sắp xếp. “Sự không thống nhất giữa luật và chủ trương của Đảng có thể gây khó khăn trong triển khai. Tôi đề nghị rà soát và điều chỉnh để đảm bảo đồng bộ, có thể bỏ quy định bầu chức danh tại thời điểm này để phù hợp với chỉ đạo của Đảng”, đại biểu kiến nghị.

Khơi thông giao thoa lao động

Góp ý về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, đây là dịp để khơi thông sự giao thoa và chuyển đổi lao động giữa khu vực Nhà nước và tư nhân.

Theo đại biểu, rào cản thể chế đang hạn chế sự phát triển và hiểu biết lẫn nhau giữa hai khối. Trong đó, khoảng cách giữa hai khu vực càng lớn khiến cán bộ Nhà nước thiếu hiểu biết về thực tiễn xã hội, các loại hình kinh doanh và hoạt động kinh tế, văn hóa. Điều này dẫn đến sự lạc hậu, cứng nhắc, tự ti và thiếu khả năng quản lý, quản trị các lĩnh vực phức tạp.

Đại biểu Trần Sỹ Thanh cho biết, hệ thống quy định hiện hành về tuyển dụng công chức với các giới hạn về độ tuổi, kinh nghiệm và kỳ thi đang ngăn cản sự giao lưu lao động.

“Nếu chúng ta muốn mời một giám đốc ngân hàng tư nhân hoặc một nhà khoa học từ viện nghiên cứu tư nhân về làm việc cho chính quyền địa phương là rất khó, vì các quy định hiện hành không cho phép. Ngược lại, cán bộ Nhà nước sau thời gian công tác cũng khó chuyển sang khu vực tư nhân để làm tư vấn hoặc tham mưu, dù họ có kinh nghiệm quý giá. Sự thiếu giao lưu này là rào cản lớn cho sự phát triển và nâng cao năng lực quản trị quốc gia”, đại biểu nêu quan điểm.

Vì thế, đại biểu Trần Sỹ Thanh cho rằng việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức phải hướng đến mục tiêu khơi thông giao thoa lao động, không chỉ giúp cán bộ Nhà nước hiểu rõ hơn thực tiễn xã hội, mà còn nâng cao hiệu quả quản trị, đưa các loại hình kinh doanh, kinh tế và văn hóa tiến gần hơn với đời sống thực tế. Đây là yếu tố then chốt để thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện nền quản trị quốc gia.

Đọc thêm

Quân chủng Hải quân đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 3 Thời sự

Quân chủng Hải quân đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 3

TTTĐ - Sáng 7/5, tại TP Hải Phòng, Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức trọng thể Lễ kỉ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955 - 7/5/2025) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.
Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết Tin tức

Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết

TTTĐ - Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, Chủ tịch UBND cấp xã.
Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập Tin tức

Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập

TTTĐ - Theo đề xuất của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, từ ngày 1/7/2025, sau khi kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước, sẽ không bầu mà tiến hành chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập.
Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân Tiêu điểm

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân

Trong hành trình cách mạng vĩ đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm sâu nặng và sự quan tâm đặc biệt đến các lực lượng vũ trang Nhân dân, trong đó có Hải quân Nhân dân Việt Nam - lực lượng góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Thời sự

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 71 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy Tin tức

Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Ngày 7/5, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết, dự án luật liên quan trực tiếp đến tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Tin tức

Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập? Tin tức

Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập?

TTTĐ - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nêu đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sáp nhập. Còn Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định.
Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ Tin tức

Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 và tăng trưởng hai con số cho giai đoạn tiếp theo thì phải tập trung cho đột phá về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo...
Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân Tin tức

Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, nếu không dựa vào đổi mới sáng tạo, sau một chu kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam dễ đối mặt với nguy cơ bong bóng thị trường bất động sản, mất cân đối thị trường lao động và tài chính. Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ là luật đầu tiên giúp khơi thông tiềm năng, đặc biệt cho khu vực kinh tế tư nhân và sự hợp tác công tư
Xem thêm