Tag
Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”:

"Đại biểu quốc hội nhí" hiến kế phòng chống xâm hại, bạo lực

Đối thoại với Thanh niên 09/09/2023 16:37
aa
TTTĐ - Nhiều đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” cho rằng, tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ là vấn đề cấp thiết cần được toàn xã hội quan tâm. Với tỉ lệ bạn trẻ sử dụng mạng xã hội rất lớn, cần tận dụng facebook, tiktok để đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống bạo lực, xâm hại, bắt nạt trẻ em, phòng chống thông tin xấu độc
Những gương mặt xuất sắc ở phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Nằm trong khuôn khổ phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”, chiều 9/9, 263 đại biểu thiếu thi chia tổ thảo luận tập trung vào 2 chủ đề: “Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”; “Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em”. Nhiều giải pháp được đại biểu thiếu nhi nêu ra nhằm bảo vệ trẻ em an toàn.

Các vị đại biểu tham dự phiên thảo luận

Xâm hại có thể… từ người thân trong gia đình

Theo bạn Trần Minh Đăng (đoàn Quảng Bình), vấn nạn tảo hôn, xâm hại, bạo lực đối với trẻ em thực sự rất đáng báo động. Các khảo sát cho thấy, trung bình mỗi năm có 1.600 đến 1.800 vụ xâm hại trẻ em.

“Việc xâm đến từ chính những người quen biết, người thân trong gia đình... Điều đó sẽ để lại bóng đen tâm lý cho trẻ em khiến các em không thoát ra được những ám ảnh”, Đăng chia sẻ.

Đại biểu thiếu nhi thảo luận theo nhóm

Bên cạnh đó, tình trạng tảo hôn ở miền núi cao. Trong khi đó, tảo hôn cũng là một hình thức xâm hại trẻ em. Nguyên nhân dẫn đến những sự việc đau lòng do gia đình chưa thực sự quan tâm đến con cái. Về phía nhà trường, chưa có tuyên truyền sinh động để học sinh nắm được thực trạng xâm hại trẻ em. Nhiều trường chưa có phòng tư vấn tâm lý để giúp học sinh vượt qua ám ảnh của việc xâm hại.

Để giải quyết tình trạng này, Minh Đăng và các thành viên trong nhóm thảo luận đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề và phải bắt đầu từ chính trẻ em. Các bạn trẻ cần chọn lọc thông tin từ nguồn chính thống, tìm hiểu các số liệu, giải pháp từ đó có thể đề phòng. Trẻ em có hiểu biết cũng chính là những tuyên truyền viên trong nhà trường, giúp tư vấn tâm lý cho bạn bè.

Đại biểu thiếu nhi trình bày các vấn đề thảo luận

Đối với nhà trường, cần xây dựng được đội ngũ tâm lý, thay đổi cách thức truyền tải. Việc tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng THCS và tiểu học. Đối với THCS có nhiều cơ hội tiếp cận điện thoại thông minh nên tận dụng facebook, tiktok xây dựng các video clip hấp dẫn để truyền tải.

Xây dựng hệ thống kiểm duyệt tin xấu

Quan tâm đến vấn đề bạo lực học đường, bạn Trần Nguyễn Song Khuê (đoàn Bình Dương) nêu ra các vụ việc cụ thể từng xảy ra trong thực tế như nữ sinh bị đánh hội đồng, lột đồ và đưa lên mạng. Song Khuê cũng thông tin, thông qua khảo sát hơn 400.000 trẻ em cho thấy, khoảng 33% bị xâm hại tinh thần, 45% giải quyết xung đột bằng xung đột. Tình trạng xâm hại, bạo lực là vấn đề cấp thiết cần được toàn xã hội quan tâm.

Nhiều giải pháp phòng chống xâm hại, bạo lực học đường được đại biểu chia sẻ

Một số nguyên nhân được chỉ ra là: Trẻ em chưa được trang bị kiến thức, phụ huynh chưa quan tâm giáo dục con cái, hình thức tuyên truyền nhàm chán.

Do đó, Song Khuê và nhiều đại biểu khác đề nghị, cần mở rộng tuyên truyền lên các nền tảng mạng xã hội như facebook, tiktok; Ưu tiên tuyên truyền qua đài truyền hình quốc gia vào khung giờ vàng để phụ huynh nắm được thông tin và quan tâm hơn đến con em; Xây dựng hệ thống kiểm duyệt tự động để lọc thông tin xấu độc.

Đại biểu tại các tổ thảo luận sôi nổi

Đặc biệt, để giải quyết vấn đề cần sự phối hợp của các bộ, ngành. Bộ Giáo dục sẽ tổ chức nhiều chương trình giáo dục kỹ năng miễn phí, có kiểm tra, giám sát thường xuyên qua các chuyến thăm trường, dự giờ đột xuất.

Bộ Y tế nên nâng cao chất lượng hệ thống phòng tham vấn, đặc biệt ở các trường học. Bộ Công an, giám sát và xử lý nghiêm minh hơn kẻ bắt nạt,bắt nạt học đường.

Ngoài ra, các đại biểu thiếu nhi cũng đề xuất cần tăng cường giáo dục tiền hôn nhân và giao cho Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ cũng như các đoàn thể chính trị khác đảm nhận.

Tham dự tại tổ thảo luận số 2 có: Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Nguyễn Danh Tú; Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, Trưởng ban tổ chức phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" Nguyễn Phạm Duy Trang; Trưởng ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương Lê Hải Long.

Phát biểu tại chương trình, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Nguyễn Danh Tú bày tỏ sự vui mừng khi thấy các em thiếu nhi rất chững chạc. Việc giới thiệu, điều hành như ở tổ thảo luận Quốc hội thật.

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Nguyễn Danh Tú, phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ I thể hiện quyền tham gia của trẻ em vào những vấn đề của chính trẻ em. Sau phiên họp, các em có thêm hiểu biết và tuyên truyền về các hoạt động của Quốc hội tới gia đình, bạn bè.

“Các em sẽ phát huy nhận thức, thể hiện hiểu biết, tâm tư, suy nghĩ của bản thân. Từ đó, nhiều ý kiến xác đáng được phản ánh với Quốc hội và các cơ quan liên quan giúp cho các quyết sách sát thực tế hơn nữa”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ Nguyễn Danh Tú chia sẻ.

Đọc thêm

3 yêu cầu "đặt hàng" của Thủ tướng với thanh niên Việt Nam Đối thoại với Thanh niên

3 yêu cầu "đặt hàng" của Thủ tướng với thanh niên Việt Nam

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 3 yêu cầu "đặt hàng" đối với thanh niên Việt Nam. Trong đó, điều đầu tiên thanh niên Việt Nam đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn nữa, quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn nữa, đã quyết liệt rồi phải quyết liệt hơn nữa.
Tạo dư địa cho người trẻ phát huy tài năng trong khoa học Đối thoại với Thanh niên

Tạo dư địa cho người trẻ phát huy tài năng trong khoa học

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong phát triển khoa học cơ bản, có các chính sách như vinh danh, học bổng ưu tiên để ai có năng khiếu sẽ có dư địa và không gian phát triển. Bên cạnh đó, nhà trường nền tảng, thầy cô là động lực và học sinh, sinh viên là trung tâm, chủ thể thúc đẩy khoa học cơ bản.
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên Đối thoại với Thanh niên

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên

TTTĐ - Chương trình đối thoại là dịp rất ý nghĩa để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên trong học tập, lập nghiệp và khát vọng vươn lên làm chủ khoa học công nghệ để phát triển đất nước.
Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt, đối thoại với thanh niên Đối thoại với Thanh niên

Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp mặt, đối thoại với thanh niên

TTTĐ - Chiều nay (24/3) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2025 với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".
Lan tỏa sự nhiệt huyết, bản lĩnh và trí tuệ trong kỷ nguyên mới Đối thoại với Thanh niên

Lan tỏa sự nhiệt huyết, bản lĩnh và trí tuệ trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Ngày 17/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Dương phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức hội nghị học tập chuyên đề "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Nhận thức và trách nhiệm của thanh niên Bình Dương, Bình Phước".
Để tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi… Đối thoại với Thanh niên

Để tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi…

TTTĐ - Tại diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” nhiều giải pháp thiết thực được đoàn viên, thanh niên chia sẻ và hiến kế cho Đoàn. Những trăn trở, đề xuất, hiến kế của người trẻ sẽ góp phần giúp tổ chức Đoàn đến gần hơn với thanh thiếu nhi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của các bạn trẻ.
Bản lĩnh cho người trẻ trên không gian mạng Đối thoại với Thanh niên

Bản lĩnh cho người trẻ trên không gian mạng

TTTĐ - Tại diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” diễn ra chiều 13/3, Đại úy Lê Thị Lan Vân - cán bộ Công an xã Mò Ó (huyện Đakrông, Quảng Trị) bày tỏ băn khoăn, làm thế nào để người trẻ phân biệt được những thông tin chính thống và tin giả không để bị lôi kéo vào các luồng thông tin sai lệch trên không gian mạng?
Trang bị kiến thức, kỹ năng để thanh niên làm chủ công nghệ Đối thoại với Thanh niên

Trang bị kiến thức, kỹ năng để thanh niên làm chủ công nghệ

TTTĐ - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cho biết, Trung ương Đoàn xác định tập trung trang bị cho thanh thiếu nhi những kiến thức, kỹ năng cần thiết để làm chủ khoa học công nghệ như: Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT…
Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Đối thoại với Thanh niên

Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Ngày 13/3, diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" năm 2025 với chủ đề "Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Diễn đàn do Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức nhằm đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, hiến kế của thanh niên góp phần đưa công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi phát triển.
Hơn 11.000 câu hỏi gửi về diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ” Đối thoại với Thanh niên

Hơn 11.000 câu hỏi gửi về diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ”

TTTĐ - Chiều nay (13/3), tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”. Đây là sự kiện thường niên quan trọng, được tổ chức vào Tháng Thanh niên, nhằm tạo không gian đối thoại, lắng nghe và chia sẻ giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn với đoàn viên, thanh thiếu nhi trên cả nước và ở nước ngoài.
Xem thêm