Tag

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

Tin tức 20/11/2024 16:35
aa
TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Thời điểm chín muồi để làm đường sắt tốc độ cao

Chiều 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh) đánh giá cao Chính phủ và các thành viên đã tham gia nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm quốc tế, đầu tư trí tuệ, tổ chức nhiều hội thảo để kịp thời báo cáo Quốc hội tại kỳ họp này.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, đường sắt tốc độ cao đã được nhiều quốc gia phát triển và đưa vào sử dụng vài chục năm trước đây, mang lại phương tiện giao thông hiện đại, thuận lợi cho người dân, cho người lao động và khách du lịch, nhà đầu tư quốc tế.

Đại biểu Ngân kể câu chuyện mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh)

Ông Trần Hoàng Ngân cũng cho biết, 15 năm trước chúng ta đã thảo luận về dự án này, nhưng lúc đó chưa đáp ứng được về nguồn lực.

"Hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện, kinh tế vĩ mô ổn định, nợ công thấp… Khi đường sắt tốc độ cao đi vào hoạt động thì sẽ thu hút được khách du lịch, nhà đầu tư nước ngoài. Khai thác được tiềm năng, lợi thế của các địa phương mà đường sắt đi qua, đặc biệt là các tỉnh miền Trung", ông Ngân nói.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng lưu ý, đối với dự án đường sắt tốc độ cao, đặc biệt phải chú trọng yêu cầu về kỹ thuật, an toàn. "Tuyệt đối không vì chi phí và nguồn thu mà bỏ qua yêu cầu kỹ thuật và an toàn", ông Ngân nói thêm.

Về nguồn vốn, vị đại biểu đoàn TP Hồ Chí Minh cho rằng, do số vốn dành cho dự án lớn nên cần tập trung huy động ở trong nước, vay ưu đãi nước ngoài, hạn chế vay ODA.

"Cần huy động doanh nghiệp trong nước có chuyên môn để xây dựng dự án. Chúng ta cũng cần phải xây dựng ngành công nghiệp, nhân lực phụ trợ đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị", ông Ngân nói.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án, để giảm áp lực ngân sách Nhà nước, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng cần quan tâm đến nguồn thu từ việc đấu giá đất ở gần nhà ga, vùng phụ cận.

"Hiện nay đất công còn lãng phí, nên tổ chức đấu giá sớm. Tiếp đến là vốn ở tại doanh nghiệp Nhà nước lớn nhưng thiếu cơ chế đột phá. Các địa phương có đường sắt đi qua, trong tương lai địa phương này sẽ tự chủ được ngân sách, không cần thiết điều tiết từ Trung ương về", ông Ngân nói thêm.

Theo tờ trình của Chính phủ, tuyến đường sắt tốc độ cao bắt đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541km.

Về quy mô đầu tư, dự án xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam chưa được Quốc hội thông qua vào năm 2010 do còn có ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực đầu tư trong bối cảnh quy mô nền kinh tế tại thời điểm năm 2010 thấp (GDP là 147 tỷ USD), nợ công ở mức cao (56,6% GDP).

Tuy nhiên, với nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, quy mô nền kinh tế năm 2023 đạt 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010; nợ công ở mức thấp khoảng 37% GDP; dự kiến thời điểm triển khai xây dựng vào năm 2027, quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, việc đầu tư dự án sẽ tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới; tái cấu trúc các đô thị, phân bố dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đảm bảo nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc - Nam; tạo tiền đề, động lực phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ; phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện.

Đọc thêm

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, đúng 7 giờ sáng 24/5, Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được cử hành trọng thể trong nền nhạc trầm buồn "Hồn tử sĩ."
Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Tin tức

Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước

TTTĐ - Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương vừa qua đời ở tuổi 88. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước với tư duy khoa học sắc sảo, tinh thần trách nhiệm cao và một trái tim luôn hướng về lợi ích quốc gia, dân tộc.
TP Hồ Chí Minh thông tin về Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh thông tin về Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về lễ viếng và lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại thành phố.
Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Tin tức

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa vĩnh biệt chúng ta. Sự ra đi của Đồng chí là niềm tiếc thương vô hạn nhưng đồng thời cũng để lại những di sản quý giá và là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng đăng tải bài viết của đồng chí Phạm Minh Chính - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Cả tài sản công, đất công và tư đang bị lãng phí Tin tức

Cả tài sản công, đất công và tư đang bị lãng phí

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho biết, không chỉ tài sản công, trên thị trường có nhiều tài sản tư, nhiều ngôi nhà, tòa nhà bị bỏ hoang, ngay chợ Bến Thành có tòa nhà khung xương để suốt...
Hàng giả, hàng nhái tràn lan, vai trò cơ quan chức năng ở đâu? Bảo vệ người tiêu dùng

Hàng giả, hàng nhái tràn lan, vai trò cơ quan chức năng ở đâu?

TTTĐ - Nữ đại biểu Quốc hội đoàn Hậu Giang đặt vấn đề về vai trò quản lý Nhà nước như thế nào khi mà cả chợ Ninh Hiệp ở Gia Lâm công khai bán hàng giả, hàng nhái.
ĐBQH đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tin tức

ĐBQH đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

TTTĐ - Cho rằng tăng trưởng kinh tế trong thời gian còn lại của năm 2025 là mục tiêu ngắn hạn nên không thể tìm các động lực mới, đại biểu Quốc hội đề xuất các giải pháp: Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu; giữ vững và mở rộng thị trường nội địa; đồng thời thúc đẩy tiêu dùng trong nước và thúc đẩy phát triển kinh tế đêm...
Danh sách Ban lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Danh sách Ban lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - Lễ tang đồng chí Trần Đức Lương được tổ chức theo nghi thức Lễ Quốc tang trong hai ngày 24 - 25/5.
Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí Giáo dục

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, sau khi miễn, hỗ trợ học phí, học sinh tại trường công sẽ không quá tải, bởi tỷ lệ học sinh ở trường công vẫn chiếm đa số...
Thông cáo đặc biệt lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Thông cáo đặc biệt lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Xem thêm