Tag

Đại biểu Quốc hội: Có hay không việc bắt tay, thao túng giá vàng?

Tin tức 08/06/2022 19:34
aa
TTTĐ - Ngân hàng Nhà nước tiến hành tranh tra, kiểm tra yếu tố hình thành giá khi giá vàng miếng biến động hay chưa? Liệu có trường hợp bắt tay, thao túng giá vàng miếng SJC trên thị trường hay không?
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng Nhộn nhịp mua vàng cầu may ngày vía Thần Tài tại TP Hồ Chí Minh Có nên bán chốt lời khi giá vàng lên mức cao chưa từng có?

Chiều 8/6, chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng tại nghị trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (đoàn Hà Nội) đặt câu hỏi về diễn biến không bình thường của giá vàng SJC, nhất là đầu năm 2022 khi chênh lệch quá cao giữa giá vàng trong nước và thế giới, có lúc chênh lệch đến trên 20 triệu đồng/lượng.

Đặc biệt, chênh lệch quá khác biệt giữa vàng miếng SJC với giá vàng trang sức SJC cùng hàm lượng hay giá vàng miếng SJC với giá vàng miếng các thương hiệu khác gây tâm lý hoang mang, bất an cho người dân, làm giảm niềm tin vào giá trị đồng tiền Việt Nam, gia tăng lạm phát.

Đại biểu Quốc hội: Có hay không việc bắt tay, thao túng giá vàng?
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (đoàn Hà Nội)

Từ thực tế đó, nữ đại biểu đoàn Hà Nội cũng đặt ra hàng loạt câu hỏi: "Ngân hàng Nhà nước tiến hành tranh tra, kiểm tra yếu tố hình thành giá khi giá vàng miếng biến động hay chưa? Liệu có trường hợp bắt tay, thao túng giá vàng miếng SJC trên thị trường hay không. Bao giờ Ngân hàng Nhà nước sử đổi Nghị định 24?".

Trả lời chất vấn của đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian vừa qua, diễn biến giá vàng trên thị trường quốc tế rất phức tạp.

Bởi giá vàng chịu tác động của nhiều yếu tố như: Chỉ số đồng đô la Mỹ; Căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraina; Hay một loạt sự kiện về chính trị, thương mại khác… Cái khó lường là có thời điểm giá vàng tăng lên đến 2.000 USD/Ouce, cũng thời thời điểm giá vàng xuống mức 1.700 USD/Ouce.

Đối với thị trường trong nước, theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng có chung xu hướng với giá vàng thế giới. Thế nhưng, tốc độ điều chỉnh tăng của giá vàng trong nước nhanh hơn giá vàng thế giới, còn tốc độ điều chỉnh giảm của giá vàng trong nước lại chậm hơn giá vàng thế giới.

Nguyên nhân bởi, giá vàng của các thương hiệu khác ngoài SJC, tức là vàng nguyên liệu, về cơ bản chênh lệch so với quốc tế khoảng 2 triệu đồng/lượng. Riêng giá vàng của SJC tăng ở mức lớn, vào khoảng 16-17 triệu đồng/lượng. Điều này có nguyên nhân như thực hiện chủ trương chống “vàng hoá” cho nền kinh tế.

Theo bà Hồng, từ năm 2012, thực hiện Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và đặc biệt từ năm 2014 trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước không nhập vàng về để sản xuất vàng miếng. Điều này dẫn đến nguồn cung vàng trong nước đã bị giảm. Trong khi một phần vàng đã được chuyển sang sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.

Đại biểu Quốc hội: Có hay không việc bắt tay, thao túng giá vàng?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn

Với biến động giá vàng thế giới như vậy, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng niêm yết giá rất lo về các rủi ro xảy ra, đó là lý do họ sẽ niêm yết giá rất cao. Với SJC cũng vậy.

Thế nhưng, với SJC mua cao thì bán cao, các thương hiệu khác mua thấp thì bán thấp. Ngân hàng Nhà nước cũng đã chuẩn bị các phương án sẵn sàng can thiệp nếu cần thiết.

"Qua đánh giá, thời gian vừa qua, người dân không mua vàng miếng nhiều. Theo số liệu bán ròng, khi giá vàng lên cao, người dân chủ yếu mang đi bán để lấy tiền", bà Hồng khẳng định.

Tranh luận với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Phương Thuỷ thắc mắc phải chăng việc độc quyền một thương hiệu vàng quốc gia là nguyên nhân dẫn tới giá vàng miếng tăng cao.

Bởi, cùng là vàng miếng, cùng đúc như vậy, chỉ là không phải thương hiệu vàng SJC thì có giá thấp hơn không. Ví dụ như vàng miếng của Bảo Tín Minh Châu ngày hôm nay có giá 54,5 triệu/lượng. Xét về mặt giá thành và mặt bằng giá thế giới, liệu chênh lệch này quá lớn.

Câu hỏi này sẽ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng giải đáp trong phiên chất vấn đầu giờ sáng mai (9/6).

Đọc thêm

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm và làm việc tại Ai Cập Tin tức

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm và làm việc tại Ai Cập

TTTĐ - Từ ngày 25/5 - 3/6, Đoàn đại biểu TP Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội dẫn đầu có chuyến thăm và làm việc chính thức tại Cộng hòa Ả rập Ai Cập và Cộng hòa Nam Phi.
Tránh để địa phương trông chờ, ỷ lại trong hỗ trợ ngân sách Tin tức

Tránh để địa phương trông chờ, ỷ lại trong hỗ trợ ngân sách

TTTĐ - Sáng 26/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
Bộ Chính trị yêu cầu hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8/2025 Tin tức

Bộ Chính trị yêu cầu hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8/2025

Ngày 25/5/2025, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 157-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Việc phát huy truyền thống đoàn kết Việt Nam - Campuchia - Lào cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết Tin tức

Việc phát huy truyền thống đoàn kết Việt Nam - Campuchia - Lào cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết

Tại cuộc gặp ngày 26/5, ba Thủ tướng Việt Nam - Campuchia - Lào nhấn mạnh việc giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa Việt Nam - Campuchia - Lào càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết, là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy hợp tác gắn bó chặt chẽ giữa ba nước.
Cấp xã chỉ được giao việc mà không giao tiền thì bất khả thi Tin tức

Cấp xã chỉ được giao việc mà không giao tiền thì bất khả thi

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội cho rằng nếu cấp xã chỉ được “giao việc mà không giao tiền”, thì sẽ dẫn đến tình trạng bất khả thi. Do đó, cần bảo đảm thực quyền tài chính cho cấp xã, phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương mới.
Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi Tin tức

Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi

TTTĐ – Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức tại chân núi Dông Bồ, thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về đến sân bay Chu Lai Tin tức

Linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về đến sân bay Chu Lai

Sau lễ viếng và truy điệu được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, đúng 11h ngày 25/5/2025, chuyên cơ đã đưa linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về đến sân bay Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Tạo thuận lợi nhất cho tất cả người yêu nước cùng đóng góp và chia sẻ niềm tự hào về đất nước Tin tức

Tạo thuận lợi nhất cho tất cả người yêu nước cùng đóng góp và chia sẻ niềm tự hào về đất nước

Gặp kiều bào tại Malaysia, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đang đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật Quốc tịch với tinh thần thông thoáng hơn, tạo thuận lợi nhất cho kiều bào, cho tất cả mọi người yêu nước cùng đóng góp xây dựng đất nước và chia sẻ niềm tự hào về đất nước.
428 đoàn dự lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP Hồ Chí Minh Tin tức

428 đoàn dự lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - 7h sáng 25/5, cùng tại Thủ đô Hà Nội và quê nhà Quảng Ngãi, Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã diễn ra tại Hội trường Thống Nhất.
Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sáng 25/5, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, quê hương của đồng chí Trần Đức Lương.
Xem thêm