Tag

Đại biểu Quốc hội: Cơ cấu lại nền kinh tế là rất cần thiết

Tin tức 30/10/2021 12:06
aa
TTTĐ - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, sáng nay (30/10), Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Theo các đại biểu, cần cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi lạm phát toàn thế giới có nguy cơ bùng lên.
Cơ cấu lại nền kinh tế phải đặt trong bối cảnh dịch có thể kéo dài Gần 307 nghìn tỷ đồng cho Chương trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai Đổi mới cơ chế hoạt động - Nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu kinh tế

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho biết, quá trình cơ cấu lại kinh tế Việt Nam được thực hiện nhiều năm, đặc biệt khi bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, 2009. Khi đó, kinh tế nước ta đã bị suy giảm và lạm phát rất cao. Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết liên quan tới quá trình tái cơ cấu.

Trong giai đoạn hiện nay, khi đại dịch gây tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế trong nước và thế giới, ông Ngân khẳng định, cần thiết để cơ cấu lại nền kinh tế.

Đại biểu Ngân phân tích, nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên sẽ bị tác động nhiều chiều. Thế giới vừa qua tôn nhiều gói kích cầu kinh tế làm tăng tổng cầu, bên cạnh đó việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu làm giá cả leo thang, lạm phát thế giới bùng lên, trong đó có giá xăng dầu, từ đó có thể tác động đến lạm phát ở Việt Nam.

Đặc biệt, các chi phí, dự toán trong kế hoạch đầu tư của chúng ta có thể thay đổi. Vì vậy, Chính phủ cần có kịch bản ứng phó, không để kinh tế vĩ mô ảnh hưởng.

Về các nội dung cụ thể, đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị Chính phủ sớm xem xét can thiệp, hỗ trợ, bình ổn giá xăng dầu vì hiện giá mặt hàng này tăng rất nhanh. Về phân bổ vốn đầu tư, cần thực hiện theo đúng mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, ưu tiên phân bổ vốn cho linh hoạt hơn liên kết vùng, liên kết ngành, hạ tầng chuyển đổi số, kinh tế số… thúc đẩy đổi mới sáng tạo...

Chung quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, cơ cấu lại nền kinh tế là vấn đề thực sự cần thiết.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội)
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội)

Nguyên nhân, theo đại biểu Cường, hiện phân bổ nội tại của kinh tế Việt Nam đang mất cân đối. Cụ thể như vốn trong doanh nghiệp Nhà nước chiếm giữ lớn nhưng không hiệu quả trong khi tư nhân không tiếp cận được; Các vùng kinh tế ven biển nhiều tiềm năng nhưng chưa được quan tâm…

Thứ hai, kinh tế Việt đang thiếu các cá tính trụ cột để phát triển tự chủ, bền vững. Kinh tế nước ta phụ thuộc chủ yếu bằng FDA, đến từ bên ngoài.

“50% ta đang đi tăng trưởng hộ các nước khác dẫn tới năng suất lao động thấp… do đó cần thiết phải thay đổi phân công chuỗi giá trị này”, đại biểu Cường nhấn mạnh.

Thứ ba, tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi phải thay đổi trong tư duy kinh tế. "Chẳng hạn, trong lĩnh vực giáo dục, dù Việt Nam luôn muốn đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 song hiện vẫn đang sử dụng các phần mềm trực tuyến của nước ngoài như Zoom, Team, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ được nếu đặt hàng từ tập đoàn, đơn vị trong nước", PGS.TS Hoàng Văn Cường phân tích.

"Hay vận tải đường sắt đô thị là rất cần thiết, vì chúng ta có nhiều đô thị lớn, trục giao thông Bắc - Nam… song Việt Nam vẫn đang phải thuê nước ngoài và nảy sinh hàng loạt vấn đề phức tạp. Vậy, có nên chăng, chúng ta cần xây dựng những ngành nghề chủ lực như trên?", đại biểu Cường gợi mở thêm.

Cho rằng, kết quả cơ cấu lại của các ngành, địa phương dưới vai trò “nhạc trưởng” của Chính phủ sẽ là một trong những yếu tố quyết định thành công kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế theo Nghị quyết của Quốc hội, đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh), bày tỏ mong muốn các địa phương sẽ không sao chép các chỉ thị, nghị quyết một cách rập khuôn, máy móc như trước đây; Không đưa vào kế hoạch, chương trình hành động những việc mà chính mình chưa biết phải làm như thế nào.

Về cách tiếp cận, ông đề nghị tập trung xác định những nút thắt của nền kinh tế, của ngành, địa phương để từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể, khả thi khơi thông và tạo nguồn lực phát triển mạnh và bền vững.

"Những mâu thuẫn dẫn đến các nút thắt đang hiển hiện trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước, của Nhân dân, ngăn cản sự phát triển", ông Hậu nhấn mạnh và cho rằng trong cơ cấu lại nền kinh tế, nếu các ngành, các địa phương bắt đầu từ những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước; Từ những bức xúc của người dân và doanh nghiệp sẽ tìm ra và tháo gỡ được những nút thắt, tạo ra được những thay đổi mang tính đột phá.

Hạnh Nguyên

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý Tin tức

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý

TTTĐ - Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân Tin tức

Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, kiểm tra việc vận hành chính quyền hai cấp tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn TP Hà Nội.
Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân Tin tức

Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nghị quyết, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 1/7, HĐND phường Đại Mỗ (Hà Nội) đã tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND phường khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, thông qua các nội dung quan trọng của bộ máy chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới Tin tức

Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 1/7, sau khi dự kỳ họp thứ nhất của HĐND xã Phú Xuyên, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra công tác vận hành vào ngày đầu hoạt động của bộ máy chính quyền xã Phú Xuyên sau sắp xếp.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội MultiMedia

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội

Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh,Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội, UBND phường Tây Hồ (Hà Nội).
HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển Tin tức

HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển

TTTĐ - HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức Kỳ họp thứ nhất xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Nhàn và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.
Tiền đề vững chắc để xã Thượng Phúc phát triển mạnh mẽ và bền vững Tin tức

Tiền đề vững chắc để xã Thượng Phúc phát triển mạnh mẽ và bền vững

TTTĐ - Ngày 1/7/2025, HĐND xã Thượng Phúc khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ nhất. Hội nghị đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, sẵn sàng để địa phương bắt tay vào hoạt động hiệu quả.
Ổn định tổ chức, tập trung phát triển kinh tế xã hội địa phương Tin tức

Ổn định tổ chức, tập trung phát triển kinh tế xã hội địa phương

TTTĐ - Ngày 1/7, HĐND xã Gia Lâm tổ chức kỳ họp thứ nhất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
HĐND phường Tam Thắng thông qua nhiều quyết sách quan trọng Nhịp sống phương Nam

HĐND phường Tam Thắng thông qua nhiều quyết sách quan trọng

TTTĐ - HĐND phường Tam Thắng (TP Hồ Chí Minh) vừa thông qua nhiều quyết sách quan trọng trong việc chọn nhân sự, thành lập các cơ quan chuyên môn và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Xem thêm