Đà Nẵng: Nhếch nhác rác thải sau tháo dỡ công trình trái phép
120 vận động viên tham dự Giải Dù lượn Đà Nẵng 2023 "Bay trên Tiên Sa" Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức "Ngày hội văn hóa thanh niên dân tộc, tôn giáo" Đà Nẵng: Tạo sức bật mới cho ngành Du lịch |
Nhếch nhác bê tông, rác thải tại Sơn Trà sau tháo dỡ công trình trái phép
Theo ghi nhận, các nhà hàng, quán ăn quy mô xây dựng kiên cố, trái phép trên bán đảo Sơn Trà tồn tại nhiều năm dọc tuyến đường Hoàng Sa trên bán đảo Sơn Trà (đoạn qua chùa Linh Ứng) đã được UBND quận Sơn Trà vận động, cưỡng chế tháo dỡ.
Tại hiện trường, ngổn ngang đất đá, bêtông, xà gồ, mái tranh, gạch vỡ, các vật liệu như: Kính, chiếu, dây điện, sắt thép, rác thải sinh hoạt… vứt chỏng chơ tràn ra bờ biển làm mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường. Một số điểm sau cưỡng chế, tháo dỡ trở thành nơi xả rác thải, không ai dọn dẹp vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, các khối bê tông cốt thép, gạch đá bị chất thành đống trên bờ biển, gây khó khăn cho khách du lịch khi đi dạo và ngắm cảnh. Du khách chỉ có thể chọn cách đi đường vòng, còn một số khác thì chấp nhận vượt qua đống bê tông sắt nhọn, gạch đá để tiếp tục dạo biển.
![]() |
Nhếch nhác rác thải tại bãi biển Sơn Trà |
Theo UBND phường Thọ Quang (quận Sơn Trà), sau khi quyết liệt cưỡng chế tháo dỡ các công trình vi phạm, địa phương đã thông báo cho chủ các công trình trái phép đến thu dọn đồ đạc, vật dụng sau đó mới thực hiện tổng dọn vệ sinh.
Hiện, địa phương đã chỉ đạo bố trí lực lượng, phương tiện cùng với chủ rừng được giao khoán vận chuyển, dọn dẹp hiện trường và đang lên phương án để tổng dọn vệ sinh tại các công trình vi phạm đã bị tháo dỡ.
![]() |
Khung cảnh nhếch nhác, đầy rẫy rác thải sinh hoạt sau cưỡng chế, tháo dỡ các công trình trái phép tại bán đảo Sơn Trà (Ảnh Trần Tuấn) |
![]() |
Cùng nhóm bạn rủ nhau lên bán đảo Sơn Trà tham quan và câu cá, anh Trần Bảo Phúc, đến từ Quảng Nam rất bất ngờ khi đường dẫn lên bán đảo Sơn Trà lại trở nên nhếch nhác.
Anh Phúc cho biết, tại các điểm trước đây là dãy nhà hàng, quán cà phê, các lối dẫn xuống biển đã bị chủ hộ kinh doanh tại đây bịt kín, che chắn bằng rào tôn làm mất mỹ quan cho bán đảo Sơn Trà.
![]() |
Hệ thống mái bằng tranh tre, nứa, trụ bê tông nằm ngổn ngang trên ghềnh đá vẫn chưa được thu dọn (Ảnh Trần Tuấn) |
![]() |
Ông Hoàng Công Thanh, Phó Chủ tịch UBND quận Sơn Trà cho biết, từ năm 2016, Thanh tra TP Đà Nẵng đã “điểm mặt” 68 công trình xây dựng trái phép tại bán đảo Sơn Trà, yêu cầu buộc tháo dỡ hoàn trả lại hiện trạng ban đầu.
Từ năm 2020, UBND quận Sơn Trà đặt quyết tâm xử lý dứt điểm các công trình vi phạm theo Kết luận 792 của Thanh tra TP Đà Nẵng (tháng 10/2016). Tuy nhiên, do dịch COVID-19 bùng phát nên mọi việc phải ngừng lại. Năm 2023, quận Sơn Trà tiếp tục mạnh tay với 58 trường hợp còn lại để giải quyết dứt điểm.
“Chúng tôi đã đề ra lộ trình cụ thể để xử lý đối với các trường hợp cụ thể, phấn đấu đến năm 2025 xử lý dứt điểm công trình trái phép ở bán đảo Sơn Trà.
Mặc dù, chủ đầu tư các công trình trái phép ở bán đảo Sơn Trà đã tháo dỡ và di chuyển các vật dụng có giá trị nhưng rác của các công trình này vẫn ngổn ngang ở bờ biển. Do đó, quận giao cho UBND phường Thọ Quang dọn dẹp và vệ sinh môi trường nơi đây”, ông Thanh cho biết thêm.
![]() |
Ngổn ngang đất đá, bêtông, xà gồ, gạch vỡ… vứt chỏng chơ làm mất mỹ quan ven bán đảo Sơn Trà (Ảnh Trần Tuấn) |
![]() |
Ngoài rác thải, nhiều khối đá, bê tông sắt nhọn chưa được xử lý gây nguy hiểm cho du khách (Ảnh Trần Tuấn) |
Theo lãnh đạo quận Sơn Trà, do địa hình sườn núi có độ dốc cao, để xử lý dứt điểm vật liệu xây dựng, hệ thống trụ, dầm bê tông tại bãi biển này thì phải mất rất nhiều thời gian vì địa hình đồi núi. Các phương tiện cơ giới không thể vào được, quá trình vận chuyển, phá dỡ phải làm thủ công, do đó đến nay sau gần 1 tháng, việc dọn dẹp vẫn chưa thể hoàn tất.
Được biết, bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) có diện tích 4.400ha đất liền. Đây được xem là “viên ngọc quý” tiếp giáp với bờ biển dài cùng hệ động, thực vật phong phú, quý hiếm và đa dạng.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, lợi dụng việc giao khoán diện tích đất rừng, nhiều hộ dân đã tự ý xây dựng nhà trái phép, mở nhà hàng, quán cà phê giải khát, xâm phạm đến vốn rừng và ảnh hưởng đến hệ động, thực vật.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU

Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững

Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng

“Hoa và Rác” đến Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường

Bắc Bộ sáng và đêm trời rét

Gen Green Platform chính thức ra mắt tại Ngày hội Xanh lớn nhất Việt Nam

Hưởng ứng chiến dịch “Trồng 1 tỷ cây xanh"
