Tag

Cứu sống bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính hiếm gặp

Sức khỏe 14/08/2018 16:13
aa
TTTĐ - Ngày 14/8, PGS. TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai xác nhận, khoa Truyền nhiễm đã điều trị thành công và cứu sống một bệnh nhân mắc bệnh Whitmore trong tình trạng hết sức nguy kịch sau gần 2 tháng nằm viện. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.

Cứu sống bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính hiếm gặp

PGS. TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc bệnh Whitmore

Bệnh nhân Bùi Văn Sinh (đã đổi tên, 51 tuổi, ở Hòa Bình) có tiền sử đái tháo đường type 2, trước khi vào viện 3 tuần có một vết xước ở chân, kèm theo sốt cao được chẩn đoán nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân đã điều trị kháng sinh liều cao tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình 12 ngày nhưng không đỡ. Bên cạnh đó, bệnh nhân xuất hiện một ổ áp xe nên được chuyển đến khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Huy, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai (bác sĩ theo dõi và điều trị trực tiếp cho bệnh nhân), bệnh nhân Sinh nhập viện ngày 2/7 trong tình trạng sốt cao kèm theo ổ áp xe ở đùi.

Các bác sĩ tại khoa Truyền nhiễm đã nghi ngờ bệnh nhân bị mắc Whitmore (bệnh melioidosis) - căn bệnh bị lãng quên, gần đây xuất hiện nhiều trở lại. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.

Sau đó, kết quả cấy mẫu bệnh phẩm dương tính đúng như chẩn đoán ban đầu. Bệnh nhân được chuyển phác đồ điều trị đặc hiệu theo hướng bệnh Whitmore.

Bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh liều cao nhiều ngày không đỡ, tình trạng viêm và ổ áp-xe ngày càng tăng nặng. Sau một tuần điều trị, bệnh nhân vẫn xuất hiện tình trạng sốt cao liên tục 39-40 độ C, khó thở tăng lên vì viêm đông đặc phổi lan tỏa, phải hỗ trợ hô hấp, thở oxy, ngoài ra các ổ áp-xe vẫn lan rộng, ăn vào xương gây viêm xương, xét nghiệm cấy máu và mủ vẫn dương tính với vi khuẩn Whitmore.

Thậm chí, do tình trạng sức khỏe bệnh nhân suy sụp và kinh tế gia đình kiệt quệ nên gia đình đã từng xin cho bệnh nhân về để lo hậu sự. Tuy nhiên, các y bác sĩ của khoa vẫn quyết tâm, thuyết phục gia đình và kiên trì cứu chữa cho bệnh nhân.

Đến ngày thứ 26, tình trạng bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm và đáp ứng dần với điều trị. Với việc điều trị tích cực và phối hợp của nhiều chuyên khoa, đến ngày điều trị thứ 37, tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát, bệnh nhân tỉnh táo, hết sốt. Sau gần 2 tháng nằm điều trị bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.

Theo PGS. TS Đỗ Duy Cường, đây là một trong những ca Whitmore nặng nguy kịch, diễn biến kéo dài nhiều lúc tưởng chừng không thể cứu chữa nhưng cuối cùng đã thành công nhờ sự kiên trì, quyết tâm điều trị và sự phối hợp của rất nhiều chuyên khoa trong bệnh viện.

Từ đầu năm 2018 tới nay, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, tiếp nhận khoảng 20 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.

Bệnh nhân được nhập viện ở nhiều chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ xương khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa... Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bác sĩ thường chẩn đoán nhầm bệnh Whitmore với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp-xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

Tuy nhiên, ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh tấn công liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng tiếp theo.

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, lại tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là một trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong do Whitmore còn cao, lên tới 40%.

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Bệnh phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam. Whitmore được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị lãng quên.

Gần đây, các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi... Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Sốt cao, đau âm ỉ vùng thượng vị mới phát hiện viêm cơ tim Tin Y tế

Sốt cao, đau âm ỉ vùng thượng vị mới phát hiện viêm cơ tim

TTTĐ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận một trường hợp nam bệnh nhân trẻ tuổi mắc viêm cơ tim với các biểu hiện ban đầu là sốt cao, đau âm ỉ vùng thượng vị.
Cấp cứu cho bé trai nghịch dây rút quần tự "thắt cổ" Tin Y tế

Cấp cứu cho bé trai nghịch dây rút quần tự "thắt cổ"

TTTĐ - Một bé trai 5 tuổi (Huyện Thường Tín, Hà Nội) đã rơi vào tai nạn hy hữu khi nghịch giải rút quần, tự cuốn “thắt cổ” treo mình trên dây mắc màn, nhập viện trong tình trạng tím tái, lơ mơ.
Tăng cường kiểm tra phát hiện hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả Sức khỏe

Tăng cường kiểm tra phát hiện hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả

TTTĐ - Trong thời gian từ ngày 8/5 đến 8/6, Sở Y tế Hà Nội thực hiện kế hoạch triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn thành phố.
Tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho gần 200 công nhân Tin Y tế

Tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho gần 200 công nhân

TTTĐ - Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cơ sở I tổ chức chương trình khám sức khỏe miễn phí cho gần 200 công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn.
TP Hồ Chí Minh phát hiện nhiều cơ sở bán thuốc giả Tin Y tế

TP Hồ Chí Minh phát hiện nhiều cơ sở bán thuốc giả

TTTĐ - Năm 2025, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tiếp tục siết chặt công tác quản lý, triển khai chuyên đề kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên toàn thành phố.
Mới chớm hè, gia tăng tai nạn do máy ép nước mía, hoa quả Tin Y tế

Mới chớm hè, gia tăng tai nạn do máy ép nước mía, hoa quả

TTTĐ - Thời gian gần đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức liên tục tiếp nhận các ca tai nạn sinh hoạt nghiêm trọng liên quan đến máy ép nước mía, máy ép hoa quả. Đây là những thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình và hàng quán nhỏ lẻ.
Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu do bị đâm thấu bụng Tin Y tế

Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu do bị đâm thấu bụng

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện, kịp thời cứu sống bệnh nhân bị sốc mất máu do vật sắc nhọn đâm thấu bụng.
Nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng Tin Y tế

Nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tổ chức Hội nghị khoa học Điều dưỡng bệnh viện năm 2025. Đây là dịp để đội ngũ điều dưỡng viên, giảng viên và sinh viên ngành điều dưỡng chia sẻ, cập nhật và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, các mô hình chăm sóc tiên tiến, cũng như những kết quả nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực điều dưỡng và y học.
Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường Tin Y tế

Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường

TTTĐ - Trường Đại học Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture công bố hợp tác triển khai “Chương trình can thiệp về phòng chống và kiểm soát thuốc lá điện tử tại các trường trung học cơ sở ở các thành phố lớn tại Việt Nam”. Đây là sáng kiến nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe học đường, tăng cường nhận thức và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho thế hệ tương lai của đất nước.
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Thalassemia cho hơn 100 đoàn viên thanh niên Tin Y tế

Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Thalassemia cho hơn 100 đoàn viên thanh niên

TTTĐ - Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy phối hợp với Đoàn thanh niên quận tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới năm 2025.
Xem thêm