Cùng các chuyên gia tọa đàm về phẩm cách
![]() |
Các diễn giả trong buổi tọa đàm về phẩm cách
Phát biểu tại buổi tọa đàm, nhà văn Trang Hạ nhấn mạnh: "Khi tôi đọc cuốn "Phẩm cách phụ nữ" được hơn 100 trang thì phải lật lại xem tiểu sử của người viết. Tác giả là người đứng đầu cơ quan về bình đẳng giới của Nhật Bản. Nội dung của cuốn sách khá quen thuộc. Đọc từng bài nhỏ thì không có gì mới lạ nhưng khi đọc khoảng hơn một nửa thì phát hiện ra điều kì lạ đến từ kết cấu của cuốn sách. Phẩm cách phụ nữ bắt đầu từ xã hội, bạn phải ăn mặc, nói năng, cư xử làm sao để được mọi người tôn trọng trở lại.
![]() |
Nhà văn Trang Hạ phát biểu tại cuộc tọa đàm |
Người Việt Nam vẫn nói "chiếc áo không làm nên thầy tu", cuốn sách này thì ngược lại. Nếu bạn có năng lực như một siêu nhân thì bạn phải mặc bộ quần áo siêu nhân. Nếu thầy tu không mặc bộ quần áo của mình mà mặc của anh thợ hàn thì đừng trách xã hội cư xử với anh như một anh thợ hàn".
Nữ nhà văn cá tính cũng nhắn nhủ người đọc sách tinh tế hãy đọc toàn bộ mục lục cuốn sách để hiểu cơ cấu tư duy của tác giả trước khi đọc những phần bên trong. Vì thế nhà văn Trang Hạ rất kinh ngạc khi người ta nói rằng một trong những phẩm cách của phụ nữ là bạn phải nuôi dạy người con trai của bạn thành một người đàn ông có phẩm cách. Họ có trách nhiệm với xã hội.
![]() |
"Trong "Phẩm cách của cha mẹ", có một điều rất tuyệt vời mà ở Việt Nam không có. Bố mẹ buộc phải duy trì DNA của gia đình và cộng đồng để nuôi dạy cho con. Chúng ta luôn lên án cốt cách của xã hội ngày xưa đã phôi phai, sự thanh lịch văn minh của người Tràng An đi đâu, văn hóa của những người phố cổ dần biến mất? Người ta đổ lỗi cho người ngoại tỉnh, cho nhiều thứ mà không nghĩ đến trách nhiệm của gia đình trong việc trao truyền, tiếp nối những giá trị của người xưa để lại", Trang Hạ đúc kết.
Buổi tọa đàm cũng có sự góp mặt của các khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách); tác giả Phúc Lai, thạc sĩ luật Quốc tế, Giám đốc Pháp lý tập đoàn East Lion, Vladyvostok, LB Nga; tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương...
Cuốn "Phẩm cách quốc gia" đã bán được 2,65 triệu bản tại Nhật Bản trong vòng 6 tháng kể từ khi ra sách (tháng 11/2005). "Nó đã trở thành cuốn sách vô cùng hiếm hoi bàn về quốc gia có phẩm cách được viết ra bởi một tác giả không có phẩm cách” (Fujiwara Masahiko) nhận xét. Đến năm 2006, từ "Phẩm cách" giành được giải thưởng cho “từ ngữ mới được lưu hành phổ biến” tại Nhật Bản.
Tác giả của cuốn sách - Fujiwara Masahiko là nhà toán học, giáo sư danh dự Đại học Ochanomizu, đồng thời cũng là nhà phê bình, người viết tiểu luận có tiếng tại Nhật Bản.
![]() |
Tác phẩm "Phẩm cách phụ nữ" đã bán 3 triệu bản tại Nhật Bản. Tác giả của cuốn sách - bà Bando Mariko là nhà bình luận và Chủ tịch hội đồng đời thứ 5 Đại học nữ sinh Showa, trải qua các chức vụ như Tổng lãnh sự Nhật Bản ở thành phố Brisbane nước Úc (Tổng lãnh sự nữ đầu tiên), Trưởng phòng Bình đẳng nam nữ trong Phủ Thủ tướng, Cục trưởng Bình đẳng nam nữ Phủ nội các. Các công việc của bà chủ yếu liên quan đến phụ nữ và giải phóng phụ nữ. Theo bà đấu tranh cho sự bình đẳng của phụ nữ không có nghĩa là người phụ nữ cũng sẽ được làm tất cả những việc như đàn ông, đỉnh cao nhất của bình đẳng giới là tạo dựng môi trường để người phụ nữ phát huy hết được các “thuộc tính nữ” của giới mình.
Tác phẩm "Phẩm cách cha me" cũng của tác giả Bando Mariko đã bán 90 vạn bản tại Nhật Bản. Tác giả cuốn sách quan niệm: “Bằng việc nuôi dạy con, bản thân cha mẹ cũng sẽ trưởng thành”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

Hoa hậu Việt Nam không chỉ là hành trình tìm kiếm nhan sắc

Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4
