Cứ 40 giây thế giới lại có một người tự tử
![]() |
Ảnh minh họa
Bài liên quan
Phát hiện virus tả lợn châu Phi tại Philippines
Ác mộng phận đời cô dâu bị bán sang Trung Quốc
Châu Âu có thể cung cấp năng lượng cho toàn thế giới
“Lá phổi” của hành tinh đang lâm nguy
Rừng Amazon cháy vì... thế giới ăn quá nhiều thịt
WHO kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về hạt vi nhựa và ô nhiễm
WHO cảnh báo dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát toàn cầu
Bão Lekima đổ bộ, Trung Quốc thiệt hại nặng nề
Tỷ lệ tự tử cao nhất chủ yếu là các nước thu nhập cao. Các cách tự tử phổ biến nhất là treo cổ, uống thuốc trừ sâu và dùng súng.
Tự tử cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở giới trẻ trong độ tuổi 15 - 29. Trong thanh, thiếu niên độ tuổi này, tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở nữ giới (sau nguyên nhân mang thai ở tuổi vị thành niên) và là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở nam sinh (sau chấn thương trên đường và bạo lực).
Ở châu Á, theo WHO, Hàn Quốc có tỷ lệ tự tử cao nhất, với 26,9 người tử vong trên 100,000 người trong năm 2017; so với 18,5 người ở Nhật và con số này ở Philippines là 3,2. Tự tử cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hồng Kông (Trung Quốc).
Bên cạnh nguyên nhân trầm cảm do văn hóa làm việc với cường độ cao ở các quốc gia Đông Á, nhiều chuyên gia cho biết không ít nơi có định kiến với việc tìm kiếm cách chữa trị trầm cảm hoặc biện pháp can thiệp để làm giảm số vụ tự sát.
![]() |
Nguy hiểm hơn, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng tự tử có thể lây lan. Cái chết của một người hoặc một số người có thể làm tăng hành vi tự sát ở những người khác, nhất là những người đã có sẵn ý nghĩ về tự sát hoặc có một nhân tố được biết đến như nguy cơ dẫn đến hành vi tự sát.
WHO cho biết, số lượng các nước có chiến lược ngăn ngừa nạn tự tử đã tăng lên trong 5 năm qua kể từ khi báo cáo toàn cầu đầu tiên của WHO về vấn nạn này được công bố. Tuy nhiên, WHO khuyên cáo các nước vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa.
Những biện pháp chính có hiệu quả trong việc giảm tự tử là hạn chế khả năng tiếp cận các phương tiện, công cụ sử dụng để tự sát; tăng cường giáo dục qua các phương tiện truyền thông, đưa ra các báo cáo về vấn nạn tự tử; thực hiện các chương trình giáo dục trong giới trẻ nhằm xây dựng các kỹ năng sống cho phép họ có thể xử lý những căng thẳng trong cuộc sống; xác định sớm và theo dõi những người có nguy cơ tự tử.
Bên cạnh đó, báo cáo của WHO còn chỉ rõ để ngăn ngừa tự tử cần có sự kiểm soát, đăng ký và quản lý thuốc trừ sâu. Hiện đã có nhiều bằng chứng quốc tế cho thấy, các quy định cấm sử dụng thuốc trừ sâu có mức độ nguy hiểm cao có thể dẫn đến việc giảm tỷ lệ tự tử ở các quốc gia.
Điển hình như Sri Lanka. Quốc gia này đã ban hành một loạt lệnh cấm dẫn đến giảm 70% số vụ tự tử và ước tính 93.000 người được cứu sống trong giai đoạn năm 1995 - 2015.
Tại Hàn Quốc, nơi mà thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất trong các vụ tự sát trong thập niên đầu tiên của Thế kỷ XXI. Lệnh cấm thuốc diệt cỏ vào năm 2011 - 2012 đã giúp giảm 50% số ca tử vong tại xứ sở kim chi trong các năm từ 2011 - 2013.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
