Công tác ngoại vụ địa phương: “Trái tim" hội nhập quốc tế
![]() |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên thảo luận sáng 12/8 (Ảnh: TG&VN)
Phát biểu khai mạc, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các tỉnh, thành phố dành cho công tác đối ngoại địa phương, vai trò tham mưu của các cơ quan ngoại vụ địa phương, sự phối hợp giữa địa phương với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành Trung ương trong việc triển khai các nhiệm vụ đối ngoại tại địa phương thời gian qua…
Theo Phó Thủ tướng, công tác đối ngoại địa phương được triển khai chủ động, tích cực đã góp phần mở rộng và khai thác hiệu quả các mối quan hệ với đối tác nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy thương mại, đầu tư, đóng góp thiết thực vào các mục tiêu phát triển của địa phương và cả nước.
![]() |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc Hội nghị (Ảnh: TG&VN) |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đề nghị các địa phương cần quyết liệt đổi mới tư duy hội nhập quốc tế; tập trung cao độ để thực hiện tốt công tác hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đẩy mạnh hợp tác với các địa phương khác để phát huy lợi thế của liên kết vùng trong hợp tác với các địa phương, đối tác nước ngoài; làm tốt công tác thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác đối ngoại địa phương đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Sau phiên khai mạc, trong buổi sáng Hội nghị đã thảo luận về công tác đối ngoại địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội dưới sự điều hành của đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao.
Các đại biểu địa phương đã có nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương thời gian qua, đặc biệt là những bài học tốt, kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả trong hợp tác và thu hút các nguồn lực nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Về phần mình, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ kết nối các địa phương với các đối tác nước ngoài, góp phần phục vụ hội nhập hiệu quả và phát triển bền vững.
Theo chương trình, buổi chiều Hội nghị sẽ tiếp tục với phiên thảo luận về công tác chuyên môn về biên giới lãnh thổ, bảo hộ công dân, văn hóa đối ngoại, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, kiện toàn bộ máy cơ quan ngoại vụ địa phương và Lễ trao khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp và thành tích nổi bật trong công tác đối ngoại địa phương.
Hà Nội không ngừng đẩy mạnh đối ngoại kinh tế
Tại phiên thảo luận buổi sáng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có bài phát biểu với chủ đề “Công tác đối ngoại phục vụ xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài”. Qua đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, đối ngoại kinh tế đã trở thành một trong những trụ cột quan trọng giúp Hà Nội phát huy nội lực và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
![]() |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên thảo luận sáng 12/8 (Ảnh: TG&VN) |
Trong thời gian vừa qua, công tác đối ngoại kinh tế của Hà Nội không ngừng được đẩy mạnh thông qua các hoạt động gặp gỡ, xúc tiến giữa lãnh đạo cấp cao của thành phố với các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn trên thế giới. Các chương trình hội nghị, hội thảo quốc tế và xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tại Hà Nội cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng được tổ chức.
Để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của hoạt động đối ngoại kinh tế phục vụ xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài, Thành phố sẽ đổi mới chính sách thu hút đầu tư theo hướng: Tập trung kêu gọi các dự án có quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; ưu tiên trong lĩnh vực y tế, công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ sinh học; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại; hỗ trợ các nhà đầu tư hiện có mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, Hà Nội tiếp tục hướng trọng tâm vào mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các thủ đô, thành phố khác trên thế giới, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ thông qua ký kết ghi nhớ, chương trình, dự án hợp tác cụ thể, có ý nghĩa thiết thực về kinh tế - xã hội; kết hợp giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế; tăng cường mở rộng quan hệ thương mại, du lịch; thu hút FDI, tranh thủ viện trợ của các nước và các định chế tài chính - tiền tệ quốc tế; gia tăng xuất khẩu hàng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bài liên quan
Hà Nội hướng tới đô thị thông minh thân thiện, an toàn cho mọi người dân
Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa lũ
Người trẻ xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy
