Tag

Cô giáo “gieo chữ” ở Bát Mọt và niềm hạnh phúc giản dị

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 06/11/2023 16:50
aa
TTTĐ - Vào thời điểm chuyện học chữ còn xa lạ với nhiều người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, cô Đặng Thị Hương đã sớm theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên để “gieo cái chữ” trên bản làng quê hương.
Cô giáo trẻ "viết chữ từ đôi chân" “Con đường” thầm lặng của cô giáo dân tộc Mông Tình yêu nghề mãnh liệt của cô giáo nơi “rừng sâu nước độc”

Tự học tiếng dân tộc để hiểu học trò

Cô Đặng Thị Hương sinh ra ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố cô mất sớm, một mình mẹ tần tảo nuôi con ăn học. Không phụ công lao của mẹ, vượt qua tất cả thử thách, cô Hương duy trì, tiếp nối truyền thống hiếu học.

Năm 1999, sau khi tốt nghiệp Sư phạm, cô xin về công tác tại trường Tiểu học Bát Mọt 1, xã Bát Mọt - vùng đặc biệt khó khăn, biên giới xa xôi, hẻo lánh của huyện Thường Xuân. Những ngày mới vào nghề của cô Hương cũng là lúc bà con nơi đây còn muôn vàn khó khăn. Lớp học là nhà tranh vách nứa, trang thiết bị thiếu thốn. Học sinh dân tộc thiểu số, với 100 % là con hộ nghèo.

Cô giáo Đặng Thị Hương
Cô giáo Đặng Thị Hương

Tuy vậy, bằng tình yêu nghề, sự thấu hiểu những khó khăn của học sinh, cô Hương không ngừng nỗ lực để dạy chữ, động viên trò đến lớp chuyên cần. Dù điều kiện dạy và học khó khăn nhưng mỗi giờ lên lớp, cô đều tìm phương pháp hay, gần gũi với tập quán sinh hoạt, đời sống văn hóa người dân tộc thiểu số, để học trò dễ tiếp thu bài.

Học sinh ở đây đến lớp, phần lớn giao tiếp bằng tiếng dân tộc, dẫn đến rào cản ngôn ngữ. Vì vậy, để các em có thể tiếp thu bài học, trong quá trình giảng dạy, cô Hương tự học tiếng dân tộc, hỗ trợ học sinh. Khi gặp những từ khó hiểu, giáo viên có thể sử dụng song ngữ giảng giải cho học trò.

Cô Hương cho biết: “Do nắm bắt được những khó khăn của học sinh, trong mỗi giờ lên lớp, tôi chú trọng việc mở rộng vốn từ, rèn kỹ năng giao tiếp cho các em; tổ chức các buổi ngoại khóa về tiếng Việt, tăng cường hoạt động để học trò được bộc lộ suy nghĩ, mạnh dạn giao tiếp hơn... Từ đó, học sinh giảm hẳn lỗi trong học bài, tự tin phát biểu, tiếp thu bài tốt, đạt kết quả cao”.

Cô Hương trên lớp cùng học trò
Cô Hương trên lớp cùng học trò

Không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ học trò khó khăn, tìm tòi phương pháp dạy hiệu quả, cô Đặng Thị Hương còn tích cực đến các bản làng, vận động học sinh đi học chuyên cần. Ở xã vùng cao biên giới hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, các em phải đi bộ gần chục cây số để đến lớp. Hơn nữa, học sinh nơi đây hay nghỉ học và bỏ học giữa chừng. Vậy là, cô lại lặn lội hàng chục cây số, đến tận nhà nhiều lần để động viên các em đến trường.

Không phụ lòng chăm lo của cô, học trò đã có nhiều tiến bộ trong học tập, rèn luyện. Chất lượng lớp cô Hương giảng dạy được nâng lên rõ rệt hàng năm. Với tất cả niềm say mê, yêu nghề, cộng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, trong quá trình giảng dạy, cô được nhà trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nhiều năm và đã đạt được những thành tích tốt. Từ đối tượng học sinh chưa nói thạo tiếng phổ thông, năm học vừa qua, có em đã đạt giải nhì môn Tiếng Việt cấp huyện.

Niềm vui được nhân lên mỗi ngày

“Thời gian thoi đưa, mới ngày nào ở lứa tuổi đôi mươi, lần đầu đặt chân tới bản làng biên giới nhận công tác, đến nay, tôi đã có hơn 20 năm vì sự ngiệp trồng người trên mảnh đất xa xôi. Nhiều đồng nghiệp đến trường công tác rồi chuyển đi, biết bao cuộc hội ngộ, chia li… nhưng với sự cảm thông, chia sẻ và tình cảm gắn bó sâu nặng với bà con nơi đây, hơn hết là tình yêu thương học trò, nhiệt huyết muốn “mang cái chữ lên non” nên tôi không nỡ rời xa mảnh đất này”, cô Hương bộc bạch.

Cô giáo giảng dạy học trò
Cô giáo Hương ân cần giảng dạy học trò

“Tình thầy trò thời nay dù có đổi thay so với trước đây nhưng vẫn là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp.

Tôi yêu nghề giáo mà mình đã lựa chọn, yêu những ánh mắt thơ ngây của bao nhiêu học trò đang khát khao vươn lên từ những khó khăn, vất vả, cho ngày mai tươi sáng”, cô giáo Đặng Thị Hương bày tỏ.

Cô Hương quan niệm, sống như thế nào, ở đâu không quan trọng mà quan trọng là có thể góp một phần công sức nhỏ cho quê hương, đất nước; đem lại không chỉ tri thức cho học trò mà còn phải cho các em niềm vui, niềm hi vọng trong cuộc sống hằng ngày.

Dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng cô luôn cố gắng để vượt lên tất cả, làm đúng trách nhiệm, bổn phận của một nhà giáo. Cứ như thế những hạnh phúc, niềm vui nho nhỏ của nghề dạy học được nhân lên mỗi ngày.

Hằng ngày, những người giáo viên như cô vẫn đối diện với rất nhiều áp lực nhưng vượt lên tất cả là bổn phận và thiên chức của một người thầy tận tụy vì sự nghiệp phát triển nền giáo dục nước nhà.

Nữ nhà giáo bày tỏ: “Hằng ngày đến lớp, nhìn những khuôn mặt non nớt của học trò như chờ đợi mình giảng bài mà niềm vui xốn xang đến lạ. Cả một đời dạy các cô, cậu học trò đầy mộng mơ, hồn nhiên, bỗng dưng cảm thấy mình như người “không có tuổi”, hạnh phúc vô cùng”.

Mỗi đêm cô Hương lại soạn bài, bên những tập kiểm tra của trò, lặng lẽ đọc, tỉ mẩn sửa cho các em từng dấu câu, từng lỗi chính tả, từng phép tính… Có lúc cô bực mình khi gặp bài làm của một vài em cẩu thả, học hành chểnh mảng, ham chơi nhưng tình yêu nghề, trách nhiệm của một người giáo viên mà cô luôn bên cạnh, giúp đỡ các em thay đổi, trưởng thành.

Những vui, buồn của nghề cứ chợt đến, chợt đi hết năm này qua năm khác. Mỗi khi nghỉ hè không phải đứng lớp, ở nhà một thời gian ngắn thôi, cô Hương cũng cảm thấy buồn và nhớ khuôn mặt ngây thơ, hồn nhiên, cả lúc quậy phá của trò…

Cô giáo Đặng Thị Hương là một trong những tấm gương tiêu biểu được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023.

Đọc thêm

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân, kết nối và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Thanh niên nghe chuyện lịch sử, viết tiếp tương lai Nhịp sống trẻ

Thanh niên nghe chuyện lịch sử, viết tiếp tương lai

TTTĐ - Tháng 4, tháng của những khúc tráng ca lịch sử dân tộc, ngày 17/4, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình “Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống” nhằm ôn lại chặng đường hào hùng và tri ân những người đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc; đồng thời nói lên lý tưởng, khát vọng của thế hệ trẻ Thủ đô hôm nay, tiếp lửa truyền thống - cống hiến sức trẻ trong công cuộc xây dựng Thủ đô, đất nước.
Khi người trẻ trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ cho xã hội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khi người trẻ trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ cho xã hội

TTTĐ - Bản lĩnh, trách nhiệm, nhiệt huyết, đó là những gì người ta nhắc đến khi nói về Đỗ Thu Thảo Nguyên - một nữ thanh niên trẻ, một đảng viên tích cực, luôn hăng hái, nhiệt huyết vì các hoạt động cộng đồng, là nguồn cảm hứng cho các đoàn viên, thanh niên, sinh viên đang sinh sống và học tập trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Tuổi trẻ thi đua cao điểm chào mừng Đại hội XIV của Đảng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ thi đua cao điểm chào mừng Đại hội XIV của Đảng

TTTĐ - Theo kế hoạch, tuổi trẻ cả nước sẽ thực hiện đợt thi đua cao điểm để chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Các cấp bộ Đoàn chủ động triển khai nhiều hoạt động, công trình, phần việc trong suốt thời gian này.
Góp sức trẻ xây dựng những vùng nông thôn mới đáng sống Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Góp sức trẻ xây dựng những vùng nông thôn mới đáng sống

TTTĐ - Trong giai đoạn 2021–2025, phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng Nông thôn mới” đã ghi nhận sự đóng góp tích cực, hiệu quả của Đoàn Thanh niên cả nước. Không chỉ thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện, lực lượng đoàn viên, thanh niên còn khẳng định được tinh thần sáng tạo, trách nhiệm xã hội và tư duy đổi mới trong tham gia phát triển nông thôn bền vững.
Thắt chặt tình hữu nghị thanh niên 2 nước Việt Nam - Trung Quốc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thắt chặt tình hữu nghị thanh niên 2 nước Việt Nam - Trung Quốc

TTTĐ - Ngày 16/4, trong khuôn khổ chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Công tác thanh niên Việt - Trung: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn và các tổ chức thanh thiếu nhi trong tình hình mới”.
Tháng Thanh niên và hành trình ý nghĩa của tuổi trẻ Đắk Lắk Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tháng Thanh niên và hành trình ý nghĩa của tuổi trẻ Đắk Lắk

TTTĐ - Tháng Thanh niên năm 2025 của tuổi trẻ Đắk Lắk đã khép lại với hàng loạt công trình, phần việc ý nghĩa, từ xây dựng Nông thôn mới, hỗ trợ người dân đến ứng dụng công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo…
Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu Khởi nghiệp sáng tạo

Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng thanh niên trên con đường khởi nghiệp, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hành trình học tập, tham quan các mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu tại một số tỉnh thành miền Trung và phía Bắc.
Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Tại chương trình “Tiếp sức đến trường”, Đoàn Thanh niên Cục CSGT phía Nam đã tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông (ATGT) và trao tặng 84 suất học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường THCS Phan Bội Châu (Quận 12, TP Hồ Chí Minh).
Xem thêm