Tag

Chuyện nhà mình - giáo dục con trẻ bằng tình yêu thương

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 20/10/2020 14:00
aa
TTTĐ - “Chuyện nhà mình - Giáo dục bằng yêu thương” là chủ đề buổi tọa đàm trực tuyến mới được tổ chức nhằm đồng hành cùng các gia đình trong việc chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ em; Đồng thời hướng đến áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực trong nuôi dạy trẻ hàng ngày.
Lan tỏa hành động đẹp với cuộc thi ảnh “Việc tốt vì trẻ em” Lan tỏa yêu thương, nói không với bạo hành trẻ em An toàn cho trẻ em gái - phòng tránh quấy rối, xâm hại trẻ em Cuộc thi vẽ tranh “Ước mơ vượt khó” về trẻ em khuyết tật “Tôi chọn hành tinh xanh” - tiếng nói của trẻ em Việt Nam về môi trường

Chương trình nằm trong khuôn khổ chiến dịch Lan toả yêu thương 2020: Giáo dục bằng yêu thương do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với các bên liên quan thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) và Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển.

Quan niệm truyền thống đã tồn tại rất lâu đối với các bậc cha mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ là “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” với hàm ý giáo dục trẻ nên người cần sử dụng đòn roi, quát mắng và phạt khi trẻ không làm như chúng ta mong muốn.

Đến bây giờ vẫn còn rất nhiều bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ tin rằng làm cho trẻ sợ hãi hoặc đau đớn sẽ giúp trẻ ghi nhớ được các bài học và tạo được thói quen tốt. Tuy nhiên, bạo lực và trừng phạt chưa bao giờ là cách thức giáo dục hiệu quả.

Việc tìm ra một phương pháp giáo dục không đòn roi, không nước mắt mà vẫn đạt được hiệu quả vẫn là một bài toán khó với mỗi gia đình.

Chuyện nhà mình - giáo dục con trẻ bằng tình yêu thương
Các diễn giả tham gia chương trình

Chia sẻ về chương trình và chiến dịch Lan tỏa yêu thương, bà Trần Vân Anh, Giám đốc chương trình MSD nói: “Việc chịu đựng những trừng phạt về thể chất và tinh thần sẽ gây ra những vết thương đối với trẻ em. Những vết thương trên cơ thể có thể sẽ lành nhưng những vết thương về tâm lý sẽ hằn sâu, thậm chí sẽ đi theo những đứa trẻ cả cuộc đời và không thể chữa lành được.

Chiến dịch Lan tỏa yêu thương năm nay với chủ đề “Giáo dục bằng yêu thương”, chúng tôi mong muốn đồng hành cùng với các gia đình trong việc chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần như đánh, quát mắng, từ bỏ những phương pháp giáo dục đầy nước mắt, thay vào đó là những phương pháp giáo dục tích cực để trẻ được sống trong vòng tay yêu thương, được phát triển toàn diện, tự tin vào bản thân mình và phát huy được những tố chất, khả năng đặc biệt”.

Đại diện trẻ em, nam sinh Hồ Anh Tuấn (13 tuổi, học trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Khi bị bố mẹ phạt, con rất sợ và cũng từng nghĩ trong lòng là sẽ không tái phạm nữa. Tuy nhiên, việc sửa sai rất khó. Khi con mắc lỗi, bố mẹ có thể chỉ ra những lỗi của con, hướng dẫn cách giải quyết và đặt ra mục tiêu cũng như phần thưởng khi con đạt được. Như vậy, con sẽ có động lực không phải để không bị đánh mà là để làm những việc tốt hơn”.

Em Hồ Anh Tuấn - đại diện trẻ em đến từ trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội
Em Hồ Anh Tuấn - đại diện trẻ em đến từ trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tại buổi trò chuyện, các diễn giả đã cùng nhau thống nhất quan điểm rằng các hình thức trừng phạt bằng đánh mắng có thể mang lại kết quả tức thời nhưng không dạy được trẻ bài học về việc phân biệt đúng sai. Thậm chí, hình thức đó có thể khiến trẻ tin rằng bạo lực là cách thức để giải quyết vấn đề, khiến người khác làm theo ý mình. Tệ hơn nữa, điều đó có thể biến trẻ trở thành một người ưa bạo lực và cư xử hung hăng khi lớn lên.

Là người đã có nhiều năm nghiên cứu về tâm lý học và phương pháp kỷ luật tích cực, PSG. TS Lê Văn Hảo, Viện Tâm lý học, chia sẻ: “Khi trẻ con không biết đọc, ta dạy chúng đọc. Khi trẻ con không biết đi xe đạp, ta dạy chúng đạp xe. Vậy thì tại sao khi chúng cư xử chưa tốt, ta lại đánh mắng mà không dạy chúng?

Tình yêu thương không nhất thiết phải thể hiện bằng cách đau đớn như vậy. Việc giáo dục bằng bạo lực và trừng phạt về lâu dài sẽ khiến trẻ chai lì và phản tác dụng.

Chuyện nhà mình - giáo dục con trẻ bằng tình yêu thương
PSG. TS Lê Văn Hảo, Viện Tâm lý học

Cha mẹ hãy trở thành những người bạn của con, hãy lắng nghe con bằng cả trái tim của mình. Việc áp dụng giáo dục tích cực cần đảm bảo 3 nguyên tắc: Thứ nhất là tôn trọng con và mong muốn của con; Thứ hai, cần sự nhất quán và cuối cùng, bố mẹ hãy nhớ rằng việc giáo dục con là một quá trình lâu dài. Vì thế, bố mẹ hãy kiên nhẫn với con”.

Cùng quan điểm với ông Hảo, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành bổ sung thêm: “Có nhiều bố mẹ tin rằng mình đang chăm sóc con tốt hơn thời trước và thường hay nói các con sung sướng hơn bố mẹ rất nhiều. Thực tế, trẻ em đang bị thu hẹp không gian tự do của mình bởi sự bao bọc hay thậm chí là sự áp đặt, kiểm soát của cha mẹ.

Chúng ta đang nhân danh yêu thương, nhân danh vai trò làm bố mẹ để cho mình quyền như vậy nhưng tôi tin rằng mỗi đứa trẻ đều là một phiên bản duy nhất. Chúng sẽ trở thành một phiên bản tốt nhất nếu được cha mẹ hướng dẫn, hỗ trợ và được tự do phát triển với những ước mơ của mình”.

Trên cương vị của một người cha, anh Nguyễn Đắc Tùng chia sẻ: “Trong quá trình nuôi dạy con, tôi đã từng đánh và mắng khi cảm thấy con đang làm những việc không đúng, thậm chí là nguy hiểm. Tôi nghĩ mình cần để con nhớ không bao giờ lặp lại nữa. Khi con còn nhỏ, tôi không nghĩ cháu có thể hiểu mục đích hành động của bố, cháu sẽ nghĩ bố mẹ không thích việc đó và sẽ không lặp lại.

Một việc khác mà tôi thấy rất khó là việc xin lỗi con vì cảm thấy ngại ngùng. Khi vượt qua được sự ngại ngùng đó, tôi khiến con hiểu rằng ai cũng có thể mắc lỗi, đồng thời cũng dạy con về việc xin lỗi khi con làm sai. Bởi trẻ học từ người lớn rất nhiều”.

Chuyện nhà mình - giáo dục con trẻ bằng tình yêu thương
PSG. TS Lê Văn Hảo - Viện Tâm lý học, bà Trần Vân Anh - Giám đốc chương trình MSD và em Hồ Anh Tuấn - học sinh trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội tham dự chương trình

Cũng trong chương trình, MSD đã giới thiệu thử thách “21 ngày lan tỏa yêu thương” dành cho các bậc phụ huynh học cách áp dụng phương pháp giáo dục tích cực mỗi ngày bằng những việc làm đơn giản như động viên con, cùng con chơi một trò chơi, nói yêu con và hoặc xin lỗi con về 1 điều gì đó... Đặc biệt, trong 21 ngày thử thách, cha mẹ sẽ cam kết hoàn toàn không đánh mắng con, thay vào đó sẽ kiên nhẫn, bình tĩnh và sử dụng các phương pháp giáo dục, kỷ luật tích cực. Chi tiết về thử thách được đăng tải trên fanpage Lan tỏa yêu thương.

Đọc thêm

Tuyên dương 63 chi đoàn, thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác Nhịp sống trẻ

Tuyên dương 63 chi đoàn, thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

TTTĐ - Mỗi tấm gương thanh niên, Chi đoàn tiên tiến làm theo lời Bác được tuyên dương là một ngọn lửa nhỏ góp phần thắp sáng niềm tin, hun đúc lý tưởng và khơi dậy khát vọng cống hiến trong tuổi trẻ Đà Nẵng.
Xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ trong Kỷ nguyên mới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ trong Kỷ nguyên mới

TTTĐ - Dự và động viên các em thiếu nhi tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, năm 2025, Chủ tịch nước Lương Cường mong muốn thiếu nhi Việt Nam đoàn kết, chăm ngoan, phấn đấu nhiều hơn nữa trong học tập rèn luyện để có thêm nhiều điểm tốt, hành động đẹp, luôn luôn xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ thời kỳ mới.
Chàng Bí thư Chi Đoàn đạt danh hiệu Trọng tài - HLV quốc gia Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng Bí thư Chi Đoàn đạt danh hiệu Trọng tài - HLV quốc gia

TTTĐ - Đam mê với bộ môn Karate từ nhỏ, anh Vũ Hoàng Đạt, Bí thư Chi đoàn Khối cơ quan Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông vừa xuất sắc trở thành tân trọng tài - Huấn luyện viên quốc gia môn Karate năm 2025.
Công đoàn Thủ đô biểu dương 48 điển hình tiên tiến làm theo Bác Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Công đoàn Thủ đô biểu dương 48 điển hình tiên tiến làm theo Bác

TTTĐ - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội biểu dương 20 tập thể, 28 cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Họ là những ngọn lửa truyền cảm hứng, góp phần làm rạng rỡ thêm hình ảnh người cán bộ, đoàn viên Công đoàn gương mẫu, tận tâm.
Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên Hải Phòng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cung Văn hóa Thể thao Thanh niên Hải Phòng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập

TTTĐ - Sáng 12/5, Cung Văn hóa Thể thao (VHTT) Thanh niên Hải Phòng long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (13/5/1975 - 13/5/2025). Nhân dịp này, UBND thành phố Hải Phòng tặng Bức trướng với nội dung: "Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển góp phần xây dựng thành phố Hải Phòng văn minh, hiện đại".
Lan tỏa những việc làm theo Bác Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan tỏa những việc làm theo Bác

TTTĐ - Nhiều năm qua, lực lượng Cảnh sát cơ động, Công an thành phố Hà Nội luôn được người dân tin yêu, tự hào bởi những chiến công mà cán bộ, chiến sỹ đem lại trong việc gìn giữ, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân. Có được những chiến công làm nức lòng Nhân dân là bởi cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát cơ động đã triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả sáu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hòa Minzy và 443 thanh niên được tuyên dương làm theo lời Bác

TTTĐ - Ca sỹ Hòa Minzy cùng 443 đại biểu ưu tú sẽ tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc năm 2025. Họ mang đến 444 câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung niềm tự hào, nhiệt huyết, sáng tạo của tuổi trẻ; lấy lời Bác dạy là kim chỉ nam cho mọi hành động; không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm chinh phục đỉnh cao trên mọi lĩnh vực, trong học tập, lao động, công tác và cuộc sống.
Cậu học trò nhỏ và hành trình đổi màu huy chương Toán học Nhịp sống trẻ

Cậu học trò nhỏ và hành trình đổi màu huy chương Toán học

TTTĐ - Học và làm theo lời Bác dạy, Trương Mạnh Quân, học trò Trường THCS - THPT Newton (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội ) đã từng ngày nuôi dưỡng ước mơ, không ngừng rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội. Không chỉ là đội viên gương mẫu, Quân còn xuất sắc ghi dấu ấn trong học tập, rèn luyện.
Những “bông hoa thơm” dâng Bác Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “bông hoa thơm” dâng Bác

TTTĐ - Học và làm theo lời Bác, nhiều thiếu nhi Thủ đô đã vươn lên giành thành tích cao trong học tập, rèn luyện. Các em cũng là gương mặt tiêu biểu đại diện cho thiếu nhi Thủ đô tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X năm 2025.
Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, vươn mình trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, vươn mình trong kỷ nguyên số

TTTĐ - “Thầy thuốc trẻ xung kích, vươn mình trong kỷ nguyên số”, không chỉ là chủ đề của Lễ ra quân hành trình tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2025, mà còn là tuyên ngôn mạnh mẽ của thế hệ bác sĩ trẻ Việt Nam trong hành trình mang y tế hiện đại đến gần hơn với người dân.
Xem thêm