Tag

Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí: Dám thay đổi để “cất cánh”

Tin tức 20/06/2022 12:06
aa
TTTĐ - Chuyển đổi số là con đường báo chí cần phải bước đi, thậm chí là đi nhanh và quyết liệt nếu không muốn bị tụt hậu và mất độc giả, khán thính giả. Chuyển đổi số cũng là tất yếu sự sống còn của báo chí. Một chiến lược chuyển đổi số cho báo chí sắp được Chính phủ phê duyệt cộng với nỗ lực, quyết tâm đến cùng của những người trực tiếp làm báo sẽ giúp nền báo chí Việt Nam không chỉ “sống khỏe” mà còn vươn lên sánh ngang với những nền báo chí tiên tiến trên thế giới.
Phát huy vai trò của thanh niên trong chuyển đổi số Xây dựng chương trình đối tác số toàn diện Việt Nam - Lào Truyền cảm hứng cho hàng chục ngàn nhà bán hàng chuyển đổi số Kinh tế đầu tư: Chuyển đổi số - Xu hướng đột phá cho mô hình kinh doanh BĐS tại Việt Nam

Yêu cầu cấp bách và bức thiết

“Thay đổi hay là chết” là thông điệp đã được Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) nêu ra từ nhiều năm qua, bởi nhận thức để chuyển đổi số thành công, phải bắt đầu từ thay đổi tư duy, nhận thức sau cả một quá trình dài nghiên cứu, tìm hiểu, tìm đường, đúc kết kinh nghiệm. “Tất cả tập thể VTV đều phải thay đổi, đặc biệt là quyết tâm thay đổi của người đứng đầu”, đó là chia sẻ của ông Đinh Đắc Vĩnh, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam tại cuộc trao đổi với chủ đề “Mục tiêu và các giải pháp chuyển đổi số phù hợp với các cơ quan báo chí Việt Nam” được tổ chức giữa tháng 4 vừa qua.

Chuyển đổi số trong hoạt động báo chí: Dám thay đổi để “cất cánh”
Diễn đàn "Chuyển đổi số để phục vụ bạn đọc tốt hơn" do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức

Theo chia sẻ của ông Đinh Đắc Vĩnh, để tạo ra những nền tảng công nghệ vận hành hiệu quả, có bước tiến về công tác quản trị, công nghệ, công cụ cũng như nội dung phục vụ khán giả phong phú, đa dạng và khác biệt như hiện nay, VTV đã phải nhận thức và xác định rất rõ những khó khăn trong quá trình chuyển đối số; Đặc biệt là vấn đề tâm lý ngại cái mới, ngại thay đổi.

Cũng trong buổi chia sẻ, ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng Biên tập báo Điện tử Thông tấn xã Việt Nam (VietnamPlus) cho rằng muốn chuyển đổi số thành công, phải có sự ủng hộ, đồng hành, cam kết và quyết tâm của lãnh đạo. Nếu thiếu cơ chế khuyến khích cái mới sẽ lỡ cơ hội và phải dám chấp nhận thất bại, dám chấp nhận thử nghiệm.

Như vậy, rõ ràng chuyển đổi số trong báo chí muốn thành công thì yếu tố quyết định đầu tiên đó là lãnh đạo cần nhận thức rõ sự bức thiết, cấp bách của việc cần phải chuyển đổi số. Để phát triển, các cơ quan báo chí không có cách nào khác là phải tiếp tục đặt công nghệ ở trung tâm của mọi chiến lược; Sử dụng công nghệ để tạo ra những nội dung hấp dẫn và chinh phục được các nhóm độc giả mới; Phân phối nội dung hiệu quả từ đó phát triển kinh tế báo chí thuận lợi hơn. Đây là con đường chắc chắn phải bước đi nếu các cơ quan báo chí muốn phát triển thành kênh thông tin đa phương tiện chủ lực, phù hợp với xu hướng trên thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ quan báo chí đã có bước đi mạnh mẽ trong chuyển đổi số thì nhiều đơn vị lại chưa có bất kỳ kế hoạch nào. Các chuyên gia cho rằng, đây là nguy cơ bởi nếu không bắt kịp với quá trình chuyển đổi số, các cơ quan báo chí sẽ không kết nối được với độc giả, dần mất độc giả và rất khó khăn để duy trì hoạt động.

Sẽ có chiến lược chuyển đổi số cho báo chí

Không giống như những ngành nghề khác, báo chí là lĩnh vực đặc thù nên cần có chiến lược chuyển đổi số riêng. Bên cạnh đó, nhận thấy vấn đề chuyển đổi số với các cơ quan báo chí còn nhiều khó khăn từ thay đổi tư duy của lãnh đạo đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho triển khai, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030. Chiến lược này nhằm giải quyết những bài toán khó cho các cơ quan báo chí.

Các phóng viên tác nghiệp trong một sự kiện Ảnh: Thái Nguyên
Các phóng viên tác nghiệp trong một sự kiện (Ảnh: Thái Nguyên)

Mặc dù chiến lược chưa được Chính phủ phê duyệt nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định trong năm 2022 dự kiến sẽ đào tạo 10.000 công chức, viên chức số; Trong đó, khối báo chí chiếm khoảng 3.000 - 5.000 người.

Trong chương trình chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng đã có định hướng cụ thể những vấn đề liên quan nền tảng cho quản lý sản xuất, lưu trữ nội dung. Khi chiến lược chuyển đổi số báo chí được phê duyệt, Bộ sẽ bắt tay triển khai theo hướng chủ trương xây dựng các nền tảng lớn để đảm bảo độc lập chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trong chiến lược này Chính phủ sẽ đầu tư xây dựng những nền tảng chuyển đổi số lớn dùng chung, đặc biệt là đầu tư nền tảng lớn cho 6 cơ quan báo chí chủ lực. Ví dụ, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng một nền tảng sản xuất và quản lý nội dung cho truyền hình. Sau đó, các đài truyền hình địa phương sẽ ứng dụng dùng chung trên nền tảng của Đài Truyền hình Việt Nam. Điều này sẽ giúp các cơ quan báo chí không phải lo lắng về định hướng, làm đúng hay sai, có chuẩn và đi đúng hướng không…

Ngoài ra, các báo đài lớn cũng có thể dùng nguồn lực của mình để làm riêng nền tảng sử dụng. Riêng với các cơ quan báo chí vừa và nhỏ (hiện chiếm trên 90%), Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng để các đơn vị này kết nối vào các nền tảng do Nhà nước đầu tư cho các cơ quan báo chí chủ lực.

Khi chiến lược chuyển đổi số các cơ quan báo chí được phê duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức các hội nghị phổ biến và triển khai. Bộ sẽ đồng hành cùng các cơ quan báo chí trong hành trình chuyển đổi số để đảm bảo hiệu quả.

Tại hội thảo “Truyền thông số thúc đẩy phục hồi kinh tế” diễn ra ngày 24/5, dưới góc nhìn của cơ quan quản lý, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định, các cơ quan báo chí nếu không chuyển đổi số thì chắc chắn sẽ… “chết”. Tuy nhiên, khó khăn mà các cơ quan báo chí đang phải đối mặt đó là đầu tư thế nào và cách bắt đầu ra sao.

“Hiện nhiều cơ quan báo chí tự cân đối ngân sách cũng rất khó khăn chứ không nói gì đến câu chuyện đầu tư phát triển. Nhà nước cũng có thể có những nguồn lực để đầu tư từ nguồn ngân sách. Tuy nhiên, Nhà nước có vai trò quan trọng hơn là dẫn dắt, kéo những doanh nghiệp trong nước có hạ tầng số lớn đồng hành với việc chuyển đổi số của báo chí”, ông Nguyễn Thanh Lâm cho biết.

Báo chí Thủ đô - hạt nhân dẫn dắt chuyển đổi số của thành phố

Trong xu thế chuyển đổi số báo chí, mỗi tòa soạn cần chủ động bảo vệ bản quyền báo chí, nghiên cứu hình thức thu phí bạn đọc online; Tổ chức đào tạo, trao đổi nghiệp vụ định kỳ về chuyển đổi số… Trong đó, thu phí bạn đọc báo online không chỉ tăng nguồn thu bền vững mà còn phải tăng chất lượng nội dung, hạn chế việc chạy theo view, chạy theo số lượng tin bài.

Riêng đối với các cơ quan báo chí Thủ đô, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đang tiếp tục tham mưu UBND thành phố thực hiện giai đoạn II Đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí TP Hà Nội đến năm 2025. Trong năm 2022, báo chí Thủ đô sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số cùng với tất cả các ngành, cấp khi là năm đầu thực hiện các chiến lược mới, cụ thể hóa chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí là xu hướng toàn cầu  Ảnh: Phạm Mạnh
Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí là xu hướng toàn cầu (Ảnh: Phạm Mạnh)

Trên thực tế, thời gian qua, với vai trò là hạt nhân dẫn dắt hoạt động, thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số của thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, đồng hành cùng các cơ quan báo chí trên địa bàn tích cực thực hiện chuyển đổi số. Đến nay, nhiều cơ quan báo chí Thủ đô đã xây dựng mô hình tòa soạn đa phương tiện bao gồm nhiều chủ thể: Báo in, báo mạng, phát thanh, truyền hình... trong đó, lấy báo điện tử làm trung tâm; Đồng thời, không ngừng đổi mới kết cấu nội dung, hình thức trình bày, cách chuyển tải thông tin… để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh.

Tại báo Tuổi trẻ Thủ đô, câu chuyện chuyển đổi số luôn được lãnh đạo tờ báo trăn trở. Với mong muốn xây dựng mối quan hệ tương tác chặt chẽ hơn với độc giả, Ban Biên tập đã đề ra một chiến lược chuyển đổi số lấy độc giả làm trung tâm. Vì thế, báo đã, đang thực hiện xây dựng mô hình tòa soạn đa phương tiện, tạo ra một quy trình sản xuất mới, đặc sắc với các hình thức trình bày đa dạng như: E-magazine; Infographic; Long-form… để dễ dàng tiếp cận với độc giả hơn.

Chuyển đổi số ở cơ quan báo chí không chỉ là đầu tư về trang thiết bị, phần mềm, công nghệ mà cần đào tạo một đội ngũ nhân lực có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ sáng tạo nội dung, cũng như tạo ra môi trường để phóng viên phát triển sáng tạo, thực hiện đúng chiến lược và tiêu chí cơ quan mong muốn.

Vì vậy, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tổ chức các buổi tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên; Thay đổi quy trình làm việc, văn hóa công sở, cách trao đổi, xây dựng bộ máy và hệ thống phân cấp trong tòa soạn.

Chuyển đổi số đang ngày càng tiến sâu vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực, vào mọi ngõ ngách của đời sống và các cơ quan báo chí chắc chắn sẽ không thể nằm ngoài xu hướng hội nhập tất yếu đó. Báo chí đang đứng trước cơ hội rất lớn nhưng đồng thời cũng phải đối diện với thách thức gay gắt trong thời đại truyền thông kỹ thuật số. Chuyển đổi số thành công sẽ tạo bước đột phá, để các cơ quan báo chí “cất cánh”.

Đọc thêm

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững Tin tức

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

TTTĐ - Chiều 18/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường Tin tức

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

TTTĐ - Chiều 18/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 10 tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Theo đó, trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong chiều 18/4, thành phố đã tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn.
Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước Tin tức

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận Tin tức

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

TTTĐ - Cán bộ Mặt trận các quận, huyện, thị xã phải tích cực tuyên truyền, giám sát và tham gia lấy ý kiến Nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả Tin tức

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

TTTĐ - Sáng 18/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội Đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 Tin tức

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

TTTĐ - Sáng 18/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới Tin tức

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Chiều 17/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai) trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường Tin tức

Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý 2 vấn đề Hà Nội quan tâm nghiên cứu triển khai trong thời gian tới. Một là, xây dựng chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm, không để cho sữa giả, thuốc giả, thực phẩm mất an toàn ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe người dân và du khách. Hai là, trong phát triển giáo dục - đào tạo, thành phố tính toán hỗ trợ thêm bữa ăn để tăng dinh dưỡng cho học sinh các cấp học trên địa bàn.
Xem thêm