Tag

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Học sinh không còn nặng học theo yêu cầu thi cử

Giáo dục 20/02/2023 20:47
aa
TTTĐ - Thay vì học tập và trang bị kiến thức, kỹ năng làm bài tập theo yêu cầu thi cử, ở chương trình giáo dục mới học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực phẩm chất.
Hà Nội: Phụ huynh, học sinh sốt ruột chờ chốt phương án thi vào lớp 10 Gần 1.300 học sinh được tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy

Ngày 20/2, Bộ GD&ĐT thông tin về điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và yêu cầu trong quá trình thực hiện. Hiện chương trình phổ thông mới đang áp dụng cho các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10, còn lại lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12 đang học chương trình phổ thông cũ.

Trong đó, chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện mở rộng kiến thức, tham gia các hoạt động để vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Học sinh không còn nặng học theo yêu cầu thi cử
Ở chương trình giáo dục mới học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực phẩm chất

Với cấp THPT, học sinh có quyền lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp của bản thân. Chương trình giáo dục chia ra 2 giai đoạn sẽ định hướng và cho phép học sinh lựa chọn nghề nghiệp ngay từ những năm học ở cấp THCS.

Để đáp ứng tốt các yêu cầu trên, phụ huynh cần tăng cường hỗ trợ các em học tập, vận dụng kiến thức bên ngoài khuôn viên nhà trường.

Đây là điểm mới, khác với chương trình phổ thông cũ - chỉ yêu cầu phụ huynh phối hợp với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục đạo đức, chưa chú trọng việc giáo dục kiến thức, nội dung bài học..

Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ, chương trình phổ thông mới chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Các năng lực, phẩm chất này được cụ thể hóa bằng những yêu cầu cần đạt ở từng môn học, cấp học.

Các trường cần xác định mục tiêu giúp học sinh vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Chương trình giáo dục mới có 14 môn học. Càng lên các cấp học cao hơn thì số môn bắt buộc càng giảm. Cấp tiểu học và THCS có 10 môn học bắt buộc, 2 môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1, 2.

Cấp THPT gồm 6 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử. 4 môn học lựa chọn: Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật. Ngoài ra còn có môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2).

Ở chương trình phổ thông cũ, phương pháp dạy học cơ bản vẫn nặng về trang bị kiến thức và kỹ năng làm bài tập theo yêu cầu thi cử. Nội dung sách giáo khoa được xem là tài liệu duy nhất để đánh dạy học, đánh giá và thi cử. Học sinh có một bộ sách duy nhất.

Trong khi đó ở chương trình giáo dục mới học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực phẩm chất. Học sinh học thông qua làm, thực hành và nhiều bộ sách giáo khoa.

Vai trò của giáo viên cũng được thay đổi. Ở chương trình cũ, giáo viên dạy theo phân phối chương trình được xác định, theo nội dung đã có trong sách giáo khoa. Trong khi đó chương trình mới mang tính "mở", giáo viên chuyển mạnh từ vai trò người truyền thụ kiến thức sang định hướng.

Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội là vấn đề đặc biệt quan trọng, có tác động rất lớn đối với cả thế hệ học sinh và sự phát triển của đất nước, đòi hỏi có thời gian mới thấy hết được hiệu quả.

Vì vậy, quá trình triển khai thực hiện phải đặc biệt coi trọng nhận thức đúng và đầy đủ về nội dung, phương pháp dạy học và các yêu cầu về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của chương trình mới, từ đó tạo niềm tin đối với chất lượng giáo dục khi thực hiện chương trình mới và có quyết tâm cao đối với việc triển khai thực hiện trong toàn xã hội, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh.

Đọc thêm

Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi với hơn 5.500 phòng thi để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Giáo dục

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

TTTĐ - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035".
Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Dù kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5), nhiều học sinh lớp 12 vẫn chọn ở nhà ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Tranh thủ giai đoạn “nước rút”, các sĩ tử dồn sức củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài.
Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế Giáo dục

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế

TTTĐ - Không còn bó hẹp trong những trang sách, lịch sử đang đến gần hơn với học sinh qua các tiết học trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa bổ ích. Điều này không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm với những trang sử hào hùng và tương lai của đất nước.
Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025 Giáo dục

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025

TTTĐ - Học sinh Việt Nam xuất sắc giành 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng tại Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic năm 2025.
Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào? Giáo dục

Giáo viên vi phạm quy định dạy thêm bị kiểm điểm như thế nào?

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu nghiêm túc xử lý việc giáo viên quận Hà Đông vi phạm quy định về dạy thêm.
Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc Âm nhạc

Lòng tự hào dân tộc kết tinh qua ngôn ngữ âm nhạc

TTTĐ - Với bản mashup “Đất nước trọn niềm vui", ban nhạc Medley Melody đến từ Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa đã có buổi trình diễn ấn tượng tại Chung khảo Liên hoan các ban, nhóm nhạc học sinh THPT Hà Nội lần thứ II.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

Sáng 29/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã có cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

TTTĐ - 100 trường học số đầu tiên được UBND TP Hồ Chí Minh công nhận là những trường tiểu học, THCS, THPT đạt đủ 6 tiêu chuẩn thành phần. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London Giáo dục

Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London

TTTĐ - Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) vừa chính thức được công nhận là “Đối tác Quốc tế” của Đại học London, lọt vào nhóm số ít đối tác trên toàn cầu được Đại học London trao tặng danh hiệu này.
Xem thêm