Tag

Chú trọng phân cấp trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Môi trường 10/11/2021 11:36
aa
TTTĐ - Thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần tháo gỡ cơ chế trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là việc đẩy mạnh phân cấp trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhằm đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Vĩnh Phúc: Ban hành văn bản chỉ đạo mới về thủ tục chia, tách thửa đất và chuyển quyền sử dụng đất Hạn chế việc sử dụng đất lúa để xây dựng các khu công nghiệp Vĩnh Phúc: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tăng cường tuyên truyền, đối thoại trong giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trình HĐND TP Hà Nội thông qua danh mục 623 dự án thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Các đại biểu dự kỳ họp
Các đại biểu dự kỳ họp

Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Thành Nam, đoàn ĐBQH Phú Thọ bày tỏ sự nhất trí cao với Báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Quốc hội về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Để góp phần cụ thể hóa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đại biểu đề nghị cần tháo gỡ cơ chế trong lĩnh vực đất đai, tạo điều kiện đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Cụ thể, về điều chỉnh quy hoạch đất lúa và các loại đất rừng, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã phân khai chỉ tiêu sử dụng đất và ban hành Nghị quyết phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trong đó xác định rõ diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cuối kỳ quy hoạch và chỉ tiêu được phép chuyển mục đích các loại đất trên sang mục đích phi nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện đến mỗi dự án, mỗi công trình cần chuyển 10 ha đất lúa, 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và 50 ha đất rừng sản xuất thì một lần nữa lại phải xin ý kiến các bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ. Thực tế việc làm này làm chậm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư.

Về điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị loại 1 ở mọi vị trí, mọi quy mô, đại biểu Nguyễn Thành Nam cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng, của Chính phủ, các tỉnh đang tích cực thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập, tinh giản bộ máy hành chính, giải thể một số đơn vị sự nghiệp công lập, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, việc sắp xếp, xử lý tài sản công là đất đai, tài sản, thu hồi nợ theo quy định là việc làm bình thường và diễn ra thường xuyên.

Theo quy định của Luật Quy hoạch và các luật liên quan, việc điều chỉnh này với cấp đô thị loại 1 trở lên thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Trên thực tế, có nhiều dự án điều chỉnh ở quy mô rất nhỏ, nhất là thu hồi đất trụ sở một cơ quan hành chính nhưng cũng phải thực hiện đầy đủ các thủ tục để trình Thủ tướng phê duyệt. Như vậy là mất nhiều thời gian, không kịp thời đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư, vô tình làm lãng phí nguồn lực của Nhà nước.

Từ thực tiễn trên, đại biểu Nguyễn Thành Nam đề nghị Quốc hội xem xét ủy quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị từ loại 1 trở xuống ở các vị trí đất thu hồi do sắp xếp sử dụng, quy hoạch giao thông và các vị trí độc lập không mang tính liên kết vùng.

Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Khương Thị Mai, đoàn ĐBQH Nam Định đề nghị Chính phủ trong khi chưa sửa đổi được Luật Đất đai, Luật Đầu tư công và các luật có liên quan thì đề nghị ban hành cơ chế đẩy mạnh phân cấp cho Hội đồng nhân dân được quyết định một số nội dung, như chuyển mục đích sử dụng đất từ 10 ha trở lên đến dưới 500 ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị ủy quyền cho Hội đồng nhân dân được ủy quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sớm đưa các dự án vào hoạt động.

Cùng bàn luận về nội dung trên, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, đoàn ĐBQH Bắc Kạn cho rằng, để tạo điều kiện cho một tỉnh, thậm chí là cả một vùng có thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra thì cần một hệ thống cơ chế, thể chế hoàn chỉnh, thống nhất và phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương, đặc biệt là về các lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp, đầu tư. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, có những quy định còn gây trở ngại cho địa phương trong quá trình phát triển.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn
Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cho rằng, Luật Lâm nghiệp quy định Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ dưới 20 ha, rừng sản xuất dưới 50 ha và không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án phục vụ quốc phòng, an ninh, dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt. Tại Nghị định số 83 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156 Chính phủ phân công Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên đối với các dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia, dự án cấp thiết khác quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Lâm nghiệp. Như vậy, việc quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, không phân biệt diện tích.

Đối với các tỉnh miền núi có diện tích rừng và đất rừng chiếm tỷ lệ lớn, quá trình thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông không tránh khỏi việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trong đó có rừng tự nhiên, thời gian thực hiện thủ tục kéo dài qua nhiều bộ, ngành có liên quan tham mưu và trình Thủ tướng Chính phủ, nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư vượt thời gian thực hiện dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.

Để tạo điều kiện thuận lợi và chủ động cho địa phương, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ phân cấp, ủy quyền cho Hội đồng nhân dân các tỉnh. Cụ thể, đối với các công trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch giao Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, không phân biệt quy mô, diện tích. Đối với các công trình dự án khác giao Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên dưới 20 ha.

Đọc thêm

Quảng Nam: Chất lượng đất đắp nền tại mỏ Hóc Tra có bảo đảm? Xã hội

Quảng Nam: Chất lượng đất đắp nền tại mỏ Hóc Tra có bảo đảm?

TTTĐ - Việc công trình trọng điểm sử dụng đất đắp nền có lẫn đất, đá phong hoá được lấy từ mỏ Hóc Tra khiến người dân lo lắng về chất lượng mỏ được cấp phép.
Bắc Bộ tiếp tục có mưa, Nam Bộ nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ tiếp tục có mưa, Nam Bộ nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, khu vực vùng núi, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%.
Ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp trong phòng chống thiên tai Môi trường

Ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp trong phòng chống thiên tai

TTTĐ - Ngày 28/4, tại TP Tuy Hòa, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo về ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai.
Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường Môi trường

Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng 28/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với các dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đất đai trên địa bàn TP.
Ngày 28/4: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa Xã hội

Ngày 28/4: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 28/4, không khí lạnh đã tiến gần đến biên giới nước ta.
Phụ nữ Hà Nội đồng loạt ra quân bảo vệ môi trường Môi trường

Phụ nữ Hà Nội đồng loạt ra quân bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng 27/4, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường ngày "Cuối tuần xanh", hưởng ứng phong trào thi đua "Sáng - xanh - sạch - đẹp".
Đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ 30/4 Môi trường

Đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ 30/4

TTTĐ - Hòa chung không khí tưng bừng của cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đang khẩn trương làm tốt công tác chỉnh trang đô thị, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tạo diện mạo khang trang, rực rỡ phục vụ Nhân dân Thủ đô chào mừng ngày lễ.
Nhiều vùng trên cả nước có mưa dông Môi trường

Nhiều vùng trên cả nước có mưa dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, nhiều vùng trên cả nước ngày có mây, chiều tối mưa, rải rác có dông.
Quảng Nam: Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thông tin nhà thầu dùng vật liệu phong hóa san lấp đường dẫn Xã hội

Quảng Nam: Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thông tin nhà thầu dùng vật liệu phong hóa san lấp đường dẫn

TTTĐ - Nhà thầu Đạt Phương sử dụng vật liệu phong hóa để san lấp mố cầu Văn Ly và đường dẫn tại Gò Nổi, thị xã Điện Bàn.
Một số khu vực có nắng nóng gay gắt Môi trường

Một số khu vực có nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 24/4, nhiều khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Xem thêm