Tag

Chính sách 3 con của Trung Quốc liệu có khả thi?

Nhìn ra thế giới 04/06/2021 08:11
aa
TTTĐ - Khi chính phủ Trung Quốc cố gắng tăng tỷ lệ sinh vốn đang giảm, thế hệ trẻ tại nước này lại chọn cho mình lối sống: “Thu nhập kép, không con cái”.
Ảnh: AP
Ảnh: AP

Thu nhập kép, không con cái

Huang Yulong không muốn có con. Khi còn nhỏ, anh đã giận cha mẹ mình đã để anh lại cho người thân chăm sóc trong khi họ làm việc tại các nhà máy xa xôi, mỗi năm chỉ về thăm một lần. Anh không bao giờ cảm thấy cần phải sinh con để nối dõi gia đình. Vì thế, anh đã quyết định đi thắt ống dẫn tinh năm 26 tuổi.

Huang chia sẻ: “Đối với thế hệ chúng tôi, sinh con không phải là điều cần thiết. Bây giờ, chúng tôi có thể sống mà không có bất kỳ gánh nặng nào. Vậy tại sao không đầu tư nguồn lực kinh tế và tinh thần cho cuộc sống của chính mình?”.

Anh Huang cho biết anh đang theo đuổi lối sống được gọi là “Thu nhập kép, không con cái”, được viết tắt là DINK. Lối sống này đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ nhưng chỉ gần đây mới trở thành xu hướng phổ biến ở Trung Quốc.

Gánh nặng tài chính từ việc sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái quá lớn, giá nhà đất đắt đỏ, cạnh tranh giáo dục khốc liệt là những nguyên nhân khiến nhiều người trẻ Trung Quốc trốn tránh việc sinh con. Một số cặp vợ chồng nói rằng họ không muốn có nhiều hơn một đứa con. Một số khác thậm chí không muốn sinh con.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết năm ngoái 12 triệu trẻ em ra đời, giảm so với 14,65 triệu năm 2019. Con số này đánh dấu mức giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục xuống mức thấp nhất trong gần 6 thập kỷ.

Tỷ lệ sinh của Trung Quốc là 1,3 con/phụ nữ, thấp hơn mức 2,1 cần thiết để đảm bảo dân số ổn định. Số con trung bình mà một phụ nữ Trung Quốc muốn có trong năm ngoái là 1,8.

Tỷ lệ sinh năm 2020 ở trung quốc xuống thấp nhất trong 6 thập kỷ (Ảnh: NYT)
Tỷ lệ sinh năm 2020 ở trung quốc xuống thấp nhất trong 6 thập kỷ (Ảnh: NYT)

Tuy nhiên, lối sống này đã mâu thuẫn trực tiếp với nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học trong thời gian sắp tới.

Ngày 31/5 vừa qua, Bắc Kinh đã một lần nữa sửa đổi chính sách kế hoạch hóa gia đình, cho phép các gia đình có ba con, thay vì hai như trước đây.

Thông báo này nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con nhưng những người đàn ông như ông Huang nói rằng họ thà không có con thậm chí phải phẫu thuật để đảm bảo điều đó. Những trường hợp như của Huang dường như còn đang có xu hướng tăng lên.

Áp lực về kinh tế

Trong khi quyết định thắt ống dẫn tinh của anh Huang có vẻ cực đoan thì các nhà nhân khẩu học từ lâu đã cảnh báo số lượng người Trung Quốc chọn không sinh con ngày càng tăng. Đó là nguyên nhân chính khiến dân số nước này ngày càng thu hẹp. Theo điều tra dân số mới nhất, quy mô hộ gia đình trung bình hiện nay tại Trung Quốc là 2,62 - giảm so với 3,1 năm 2010.

Anh Huang kiếm được 630 USD mỗi tháng từ công việc sửa điện thoại di động, cho biết, phần lớn quyết định liên quan đến việc bố mẹ vắng nhà lúc anh còn bé cũng như thiếu cơ hội kinh tế. Cha mẹ anh là công nhân ở tỉnh Quảng Đông và hiếm khi về quê thăm anh. Họ đã không thân thiết với anh, dù Huang là đứa con duy nhất của họ.

“Nếu kết hôn và sinh con, tôi vẫn thuộc tầng lớp dưới cùng. Hơn thế nữa đến lúc đó có thể tôi sẽ lại để con ở nhà giống như cha mẹ của mình. Tôi không muốn lặp lại điều đó”, Huang nói.

Lựa chọn triệt sản tự nguyện, đặc biệt là với một thanh niên chưa lập gia đình vẫn được coi là điều cấm kỵ về mặt văn hóa trong một xã hội gia trưởng như ở Trung Quốc. Ở nhiều thành phố, bác sĩ yêu cầu phải có giấy chứng nhận kết hôn và sự đồng ý của bạn đời. Trong trường hợp của Huang, anh đã nói dối bác sĩ để được phẫu thuật.

Chiến lược lâu dài

Trong nhiều thập kỷ, đối với người Trung Quốc, sinh con là thể hiện nghĩa vụ hiếu thảo cũng như để có người chăm sóc khi về già. Tuy nhiên hiện nay, mạng lưới an sinh xã hội ngày càng mở rộng và sự gia tăng của các gói bảo hiểm đã mang lại cho người dân nhiều lựa chọn hơn.

Áp lực về tài chính là một trong những nguyên nhân khiến giới trẻ Trung Quốc né tránh việc sinh con (Ảnh: Getty)
Áp lực về tài chính là một trong những nguyên nhân khiến giới trẻ Trung Quốc né tránh việc sinh con (Ảnh: Getty)

Trung Quốc hiện có số lượng người độc thân lớn nhất thế giới. Năm 2018, quốc gia này ghi nhận 240 triệu người độc thân, chiếm khoảng 17% tổng dân số. Theo một nghiên cứu năm 2018 do tạp chí Nghiên cứu Phụ nữ Trung Quốc công bố, chi phí kinh tế trực tiếp để nuôi dạy một đứa trẻ từ 0 đến 17 tuổi là khoảng 30.000 USD, gấp bảy lần mức lương trung bình hàng năm của người dân Trung Quốc.

He Yafu, nhà nhân khẩu học ở thành phố Trạm Giang, cho biết: “Những người trẻ ngày nay không có khả năng chịu đựng gian khổ như thế hệ cũ. Nhiều người nghĩ rằng có con cái không những không được chăm sóc khi về già mà còn bị phụ thuộc vào chúng. Vì vậy, họ tiết kiệm nhiều tiền hơn và vào viện dưỡng lão hoặc mua các hợp đồng bảo hiểm để dành khi về già”.

Tuy nhiên, vấn đề này cũng có những ý kiến khác. Đơn cử như với Gloria Ai, 34 tuổi, người dẫn chương trình truyền hình ở Bắc Kinh. Cô luôn mong muốn sinh thêm nhiều con.

Cô Gloria Ai chia sẻ: “Tôi là con một, sinh năm 1987, theo chính sách một con trước đây. Khi còn nhỏ, tôi luôn khao khát có nhiều anh chị em. Tôi thích cảm giác có nhiều trẻ con xung quanh. Tôi nghĩ chính sách mới sẽ cho phép sinh nhiều con cũng như khuyến khích mình làm việc chăm chỉ hơn vì con cái và gia đình”.

Gloria Ai hiện đang điều hành công việc kinh doanh truyền thông của riêng mình. Cô có kinh tế khá giả, đủ để chăm lo một gia đình lớn. “Ngày càng có nhiều phụ nữ Trung Quốc thành công ở độ tuổi của tôi lên chức mẹ. Tôi cũng được bạn bè chia sẻ nhiều kinh nghiệm làm mẹ tốt hơn", cô nói thêm.

Việc ngăn chặn đà giảm của tỷ lệ sinh không phải trong ngày một ngày hai. Nó thường đòi hỏi sự đầu tư của một lượng lớn các nguồn lực xã hội và sự nỗ lực của nhiều thế hệ. Giới phân tích cho rằng người trẻ Trung Quốc hiện chưa mặn mà với chính sách này và họ cần thêm những giải pháp đồng bộ khác để hỗ trợ về tinh thần lẫn tài chính.

Một cử nhân đại học danh tiếng đăng tuyển làm giúp việc gây tranh cãi ở Trung Quốc Một cử nhân đại học danh tiếng đăng tuyển làm giúp việc gây tranh cãi ở Trung Quốc

TTTĐ - Your Trust Home Service, một công ty cung cấp dịch vụ giúp việc gia đình có trụ sở tại Thượng Hải, đã công ...

Giới trẻ Trung Quốc chuộng thực phẩm sắp hết hạn sử dụng Giới trẻ Trung Quốc chuộng thực phẩm sắp hết hạn sử dụng

TTTĐ - Nếu như trước đây khách hàng mua các thực phẩm gần hết hạn được bán giảm giá chủ yếu là người lớn tuổi ...

Thế hệ Z ở Trung Quốc rắc rối với các khoản vay tín dụng trực tuyến Thế hệ Z ở Trung Quốc rắc rối với các khoản vay tín dụng trực tuyến

TTTĐ - Ba mươi sáu triệu sinh viên đại học của Trung Quốc đang làm quen dần với cuộc sống không có các khoản vay ...

Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp Nhìn ra thế giới

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Các hãng hàng không thương mại đang trở thành "điểm nóng" cho bọn trộm trên máy bay. Hai tuần trước, 2 công dân Trung Quốc đã bị tòa án Balik Pulau phạt tổng cộng 5.700 RM (1.730 USD) vì đã trộm hơn 5.500 RM một chuyến bay từ Penang đến Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc này là mới nhất trong một loạt các vụ trộm đã xảy ra trên các chuyến bay thương mại gần đây.
Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm