Chính phủ trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV kết thúc sớm 3 tháng để kiện toàn nhân sự cấp cao Rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND |
Sáng 13/5, Quốc hội nghe tờ trình của Chính phủ về dự thảo nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng (VAT).
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế VAT được xây dựng nhằm kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay.
Qua đó hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, tiêu dùng trong nước phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách Nhà nước cũng như nền kinh tế để thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, tạo đà tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2026 - 2030.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng |
Theo đó, thuế VAT có các loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế VAT và không chịu thuế VAT (có hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng, có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu áp dụng thuế suất 0%, có hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5% và có hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10%) thì chỉ giảm thuế đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10%.
Trong nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% thì: Giảm thuế suất thuế VAT 2% đối với hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, du lịch, tiêu dùng nhằm hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa; không giảm thuế VAT đối với hàng hóa là tài nguyên khoáng sản, trừ hàng hóa đặc biệt góp phần quan trọng trong sản xuất kinh doanh; không giảm thuế VAT đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ mặt hàng xăng.
Đánh giá tác động của dự thảo nghị quyết, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, dự kiến số giảm thu ngân sách Nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 tương đương khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng (trong đó, 6 tháng cuối năm 2025 giảm khoảng 39,54 nghìn tỷ đồng, năm 2026 giảm khoảng 82,2 nghìn tỷ đồng).
Về tác động đến tăng trưởng kinh tế, việc giảm thuế VAT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi nêu rõ đa số ý kiến trong ủy ban nhất trí với sự cần thiết ban hành nghị quyết tiếp tục áp dụng chính sách giảm thuế VAT cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 theo đề nghị của Chính phủ. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước nhiều khó khăn, thách thức; kinh tế thế giới có nhiều biến động bất ổn không thể lường trước.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc tiếp tục đề xuất ban hành chính sách là chưa thật sự phù hợp và khó đạt được mục tiêu đã đặt ra về kích cầu tiêu dùng vì khả năng kích cầu của chính sách đã bão hòa qua một thời gian dài thực hiện. Việc liên tục gia hạn và kéo dài việc thực hiện chính sách giảm thuế tạo tiền lệ không tốt, khiến chính sách thuế trở nên thiếu tính ổn định và không nhất quán.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị Chính phủ có giải pháp hiệu quả để bảo đảm khắc phục được các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách do vẫn có các hàng hóa, lĩnh vực loại trừ, không được giảm thuế, bảo đảm mục tiêu dễ thực hiện và tạo thuận lợi cho người nộp thuế đồng thời.
Trong khi có ý kiến cho rằng cần cân nhắc thận trọng việc mở rộng diện được giảm thuế, Ủy ban Kinh tế và Tài chính cũng cho biết có quan điểm đề nghị rà soát để xem xét đối với một số mặt hàng chịu tác động của chiến tranh thương mại và chính sách thuế đối ứng của Mỹ.
Tin liên quan
Đọc thêm

Cơ hội đầu tư hấp dẫn với chính sách tín dụng ưu đãi tại Ninh Thuận

Long An đẩy mạnh hợp tác đầu tư, thương mại tại Trung Quốc

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh

Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt

Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh

Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp

Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia
