Tag

Chạy đám cưới như… chạy deadline

Nhịp sống trẻ 20/02/2023 16:48
aa
TTTĐ - Việc tham dự những đám cưới liên tục ngay dịp đầu năm khiến không ít người, đặc biệt là giới trẻ “dở khóc dở cười” vì phải “chạy deadline” liên tục…
Kể chuyện đám cưới Việt truyền thống tại Mỹ

Chạy sô đám cưới

Chỉ trong gần 2 tháng qua, Minh Hải (24 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết đã được mời đến 8 đám cưới của bạn bè và người thân. Từ giờ đến cuối tháng 2 Dương lịch, Hải sẽ tham dự thêm 2 đám cưới nữa.

“Mình không quá bất ngờ bởi cuối năm thường được coi là “mùa cưới”, đặc biệt là năm nay còn được coi là năm “đẹp” để bạn bè sinh năm 1997 như mình cưới nữa. Tuy nhiên, khi các tấm thiệp cứ liên tục được gửi đến, mình cảm thấy không khỏi “choáng váng” và giật mình”, Hải nói.

Theo Hải chia sẻ, anh không thể tham dự tất cả đám cưới được mời bởi lịch trình công việc và một số người bạn tổ chức ở quê hoặc ở xa. Tuy vậy, chàng trai trẻ đều gửi tiền hoặc quà tới chúc mừng.

Chạy đám cưới như… chạy deadline
Minh Hải chạy sô tới 10 đám cưới chỉ trong vòng 2 tháng

“Nếu không vì công việc, mình chắc chắn sẽ đến và chia vui cùng bạn bè. Nếu ở xa quá, mình sẽ gửi phong bì hoặc chuyển khoản trực tiếp để mừng từng người, có đám thì 500.000 đồng, có đám thì 1 - 2 triệu đồng. Ngoài các đám cưới ra, mình còn có nhiều cuộc hẹn cũng như phải đi tiếp đối tác. Mỗi lần đi như vậy mình sẽ mất thêm một khoản chi phí nữa”, Hải nói thêm.

Đối với chàng trai 24 tuổi, anh không quá nghĩ ngợi về chuyện tiền bạc khi bạn bè mời cưới bởi tất cả đều là mối quan hệ thân thiết và là những người anh yêu quý. Nhưng khi các đám cưới cùng diễn ra trong một thời điểm, Hải có phần bối rối và buộc phải tìm cách cân đối lại chi tiêu.

“Mình là nhân viên mới ở công ty hiện tại. Tết ra, có nhiều khoản phải chi nên mình đã phải dùng đến khoản tiết kiệm. Tính ra, trong gần 2 tháng vừa rồi, mình đã dùng đến gần 15 triệu đồng để mừng các ngày vui của bạn bè, người thân. Nếu không tích cực làm việc cũng như tìm các nguồn thu nhập khác thì áp lực “kinh tế” chắc chắn sẽ đến với mình”, Hải bày tỏ.

Trước Tết Nguyên đán, Thu Hiền (25 tuổi) đã nghỉ việc tại. Hiện tại, cô gái trẻ vừa vào làm việc tại công ty mới gần 2 tuần với mức lương thử việc. Làm việc chưa được bao lâu, Thu Hiền nhận được thiệp đám cưới từ hai đồng nghiệp, trong đó có một người là trưởng nhóm của mình, người còn lại là người đang trực tiếp hướng dẫn Hiền làm việc tại công ty. Dù đang trong thời gian khó khăn về tài chính, cô gái trẻ vẫn vui vẻ, niềm nở và tham dự, gửi tiền mừng đám cưới.

Chạy đám cưới như… chạy deadline
Thu Hiền cảm thấy áp lực khi liên tục nhận các lời mời tham dự đám cưới

“Mình đang trong quá trình thử việc, kinh tế chưa ổn định lắm nhưng thực sự rất khó lòng để từ chối lời mời từ đồng nghiệp. Mình cũng nghĩ rằng mừng đám cưới là “có đi, có lại” nên vô tư và không quá suy nghĩ, tính toán thiệt hơn”, Thu Hiền nói.

Tuy nhiên, khi mà phí trước là nhiều khoản chi phí đang đến gần do Hiền vừa quyết định dọn ra ở một mình, cô gái trẻ lại nhận được thêm tới 3 tấm thiệp cưới từ bạn bè. Từ chỗ vui vẻ nhận lời, Thu Hiền trở nên lo lắng khi khoản mừng cho các dịp này sẽ khiến kế hoạch tài chính và dự định của cô bị ảnh hưởng.

“Mình không thể từ chối và bỏ qua đám cưới nào cả, đó đều là những người quan trọng với mình. Chỗ nào không thân thì mình mừng 500.000 đồng, còn bình thường thì 1 - 2 triệu đồng hoặc tặng quà cưới bằng vàng cho mỗi đám. Cứ liên tục như vậy, mình không thể không bận lòng được khi còn chưa biết có ký hợp đồng làm việc tại công ty mới hay không”, Thu Hiền thở dài.

Người trong cuộc cũng… choáng váng

Bên cạnh tâm trạng háo hức, không ít người trẻ sắp tổ chức hôn lễ không tránh khỏi cảm giác lo lắng, hồi hộp, áp lực khi có quá nhiều thứ cần tính toán và lo liệu.

Kiều Anh (23 tuổi) và bạn trai sẽ kết hôn vào ngày 25/2 tới khi hai người quyết định đi đến hôn nhân sau nửa năm quen nhau. Kiều Anh là nhân viên hành chính nơi chồng cô đang làm việc. Ngày nào cũng gặp mặt nhau, Kiều Anh từng nghĩ về đích đến cho cả hai, nhưng không nghĩ bạn trai lại sốt sắng hơn cô tưởng. Lời cầu hôn bất ngờ của bạn trai vào ngày sinh nhật khiến cô gái trẻ xúc động vì sự nghiêm túc, chân thành của anh và gật đầu đồng ý.

“Mình từng có mối tình kéo dài khá lâu nhưng cuối cùng không đi đến đâu. Bởi vậy, mình nghĩ yêu bao lâu không quan trọng bằng việc đó có phải người phù hợp với mình hay không. Cưới nhau về rồi cùng nhau tìm hiểu, chia sẻ cũng là việc tốt, quan trọng là ở cạnh chồng, mình thấy được là chính mình”, Kiều Anh nói.

Trước đó, khi biết con gái quen người lớn hơn khá nhiều tuổi, bố mẹ lo lắng nhưng chỉ dặn Kiều Anh cẩn thận, tìm hiểu kỹ rồi quyết định.

“Chồng mình lúc đó cũng biết nên rất chăm chỉ về quê ăn cơm và nói chuyện với bố mẹ dù khá bận và chỉ nói được vài câu tiếng Việt. Dần dần, bố mẹ mình quý mến anh ở sự hiền lành, đáng tin cậy”, Kiều Anh kể.

Khi cặp đôi thông báo cưới, gia đình hai bên đều ủng hộ. Thậm chí, chồng cô còn tiết lộ kế hoạch cầu hôn trước với mẹ chồng. Việc lên concept chụp ảnh cưới, nơi tổ chức hôn lễ, thiệp cưới,... nhanh chóng được bắt tay vào thực hiện.

Chạy đám cưới như… chạy deadline
Dù đã chuẩn bị cẩn thận, Kiều Anh vẫn cảm thấy bối rối và áp lực khi ngày cưới đã cận kề

“Chồng mình là người nước ngoài nên thủ tục đăng ký kết hôn khá phức tạp, kéo dài khoảng 2 tháng. Đợt đó, cả hai phải liên tục đi lại từ Hà Nội về quê. Cũng may giấy tờ của chồng mình thuê luật sư nên không cần về Hàn Quốc”, cô nói.

Với vợ chồng Kiều Anh, đám cưới ở Việt Nam phức tạp hơn tại Hàn Quốc khi có nhiều nghi lễ cần chuẩn bị. Cô gái trẻ cũng phải giải thích cho chồng vì sao có lễ ăn hỏi, người bê tráp,... Quá trình liên hệ các đơn vị tổ chức lễ cưới, một mình Nhung đảm nhận.

“Vì chồng không giao tiếp được nên chỉ đứng sau hỗ trợ vợ. Thấy chồng muốn giúp mà không được, đôi lúc mình cũng thấy thương anh.

Ban đầu, chúng mình dự định tổ chức đám cưới ngoài trời, nhưng gần đến ngày, thời tiết khá âm u và có khả năng mưa nên lại chọn phương án an toàn là tổ chức trong hội trường. Đổi địa điểm đồng nghĩa với mất tiền cọc, chúng mình phải thay đổi toàn bộ concept và tìm đơn vị trang trí khác. May mắn là đến hiện tại, mọi thứ đã được sắp xếp ổn thỏa”, Kiều Anh chia sẻ.

Một tuần trước ngày trọng đại, cô gái 23 tuổi vẫn không tin mình chuẩn bị lên xe hoa. Cô hồi hộp vì sắp thành người có gia đình. Kiều Anh lo lắng kiểm tra lại danh sách khách mời, những tiết mục sẽ diễn ra trong đám cưới. Trong khi đó, chồng cô cũng không nghĩ đã lấy được vợ nên “tim đập rộn ràng”.

“Thời gian chuẩn bị đám cưới có nhiều thứ không biết nên chúng mình khá bối rối và áp lực dù mọi thứ đang đi theo đúng như kỳ vọng. Mình hy vọng mong cuộc sống của hai đứa sau này cũng vậy, dù gặp phải phong ba bão táp nhưng đến cuối cùng vẫn đạt được hạnh phúc”, Kiều Anh chia sẻ thêm.

Đọc thêm

Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng Camera 360 trẻ

Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng

TTTĐ - Đoàn viên, thanh niên phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, TP Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động như tuyên truyền, giám sát, phối hợp cùng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng di dời, hỗ trợ người dân chuyển đến nơi ở mới nhằm phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Cơ hội và tương lai phát triển bền vững cho người trẻ Nhịp sống trẻ

Cơ hội và tương lai phát triển bền vững cho người trẻ

TTTĐ - Ngành Đường sắt tốc độ cao và Đường sắt đô thị không chỉ là ngành học mà còn là tương lai của giao thông Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược, sự đầu tư bài bản và triết lý giáo dục hiện đại, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) chính là lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ đam mê công nghệ, yêu thích lĩnh vực hạ tầng và mong muốn đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Một tay lái, một tay điện thoại: Cái giá có thể là sinh mạng Nhịp sống trẻ

Một tay lái, một tay điện thoại: Cái giá có thể là sinh mạng

TTTĐ - Dù đã được cảnh báo và xử phạt rõ trong Nghị định 168/2021/NĐ-CP, hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe máy, ô tô vẫn diễn ra phổ biến trên nhiều tuyến phố Hà Nội. Thói quen một tay lái, một tay điện thoại của nhiều người không chỉ vi phạm pháp luật mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z Camera 360 trẻ

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
500 thiếu nhi xuất sắc tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

500 thiếu nhi xuất sắc tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Với chủ đề “Thiếu nhi Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới”,Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X - năm 2025 được diễn ra từ ngày 13/5 đến ngày 15/5, tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 500 đại biểu là những đội viên, thiếu nhi có thành tích xuất sắc đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lan tỏa nghị lực sống, truyền cảm hứng từ những con người phi thường Nhịp sống trẻ

Lan tỏa nghị lực sống, truyền cảm hứng từ những con người phi thường

TTTĐ - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII. Lan tỏa nghị lực sống của những con người phi thường.
Bác sĩ trẻ và những sáng kiến vì cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bác sĩ trẻ và những sáng kiến vì cộng đồng

TTTĐ - Anh Lê Quang Minh, bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Gia Lâm (Hà Nội) được vinh danh Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 trong lĩnh vực tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Anh từng đoạt giải Nhất trong Hội thi Kỹ thuật sáng tạo trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ 30 năm 2023 và là tác giả, chủ nhiệm nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến, sáng tạo có giá trị ứng dụng cao.
“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng" Camera 360 trẻ

“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng"

TTTĐ - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2025 được đổi mới mạnh mẽ với nhiều điểm mang tính đột phá, thể hiện sự chủ động trong ứng dụng công nghệ và mở rộng phạm vi hỗ trợ. Chuỗi hoạt động đa dạng, sáng tạo của chương trình đều hướng thông điệp ý nghĩa: Mùa thi hạnh phúc, để mỗi sĩ tử bước vào kỳ thi quan trọng với tâm thế “thi cử nhẹ nhàng”.
Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút Giáo dục

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

TTTĐ - Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điều khiến nhiều học sinh lớp 12 mệt mỏi không chỉ là lượng kiến thức cần ôn luyện, mà còn là áp lực đến từ… chính gia đình. Hơn bao giờ hết, sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ có thể trở thành điểm tựa, thay vì trở thành rào cản tâm lý.
Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh

TTTĐ - Tuổi trẻ tỉnh Đắk Lắk vừa triển khai hàng loạt công trình, phần việc thiết thực, ý nghĩa, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đi trước, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước.
Xem thêm