Chàng trai phục dựng, lưu trữ giá trị lịch sử bằng công nghệ
Xếp hạng 17 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố Quyết sách lịch sử! |
Lưu giữ ký ức
Trung cho biết “Skyline” có nghĩa “đường chân trời”. Hiện nhóm có hơn 10 thành viên là những bạn trẻ đến từ nhiều địa phương, ngành nghề khác nhau. Người trẻ nhất sinh năm 2004, người “cứng” tuổi nhất sinh năm 1985. Thời gian qua, Trung cùng các thành viên trong nhóm đã phục hồi, làm sắc nét, phủ màu và cải thiện chất lượng của hàng nghìn tấm ảnh chân dung anh hùng, liệt sĩ đã nhuốm màu thời gian, trao đến tay thân nhân liệt sĩ.
Trung vốn là nhân viên marketing nhưng rồi chàng trai trẻ quyết định bỏ nghề để theo đuổi đam mê nhiếp ảnh, thành lập nhóm các bạn trẻ cùng sở thích phục chế ảnh cũ. Những tấm hình đầu tiên được Trung và cộng sự hoàn thành năm 2021, hỗ trợ gia đình có người tử vong do COVID-19. Khoảnh khắc người thân của những người đã khuất tại Thành phố Hồ Chí Minh ôm chầm di ảnh, òa khóc, đã để lại nhiều cảm xúc trong tâm trí Trung.
![]() |
Phùng Quang Trung |
Cũng chính khoảnh khắc ấy đã biến thành động lực để Trung và cả nhóm theo đuổi công việc này đến tận hôm nay. Ban đầu, nhóm chỉ có vài thành viên, mỗi người một nơi, người làm thợ ảnh, người là lái xe công nghệ… nhưng đều chung đam mê chỉnh sửa, phục chế ảnh. Cả nhóm thống nhất hoạt động, tương tác vào ban đêm để thuận lợi cho công việc từng người.
Từ đó, ngày càng có nhiều tin nhắn, cuộc gọi của thân nhân gia đình liệt sĩ nhờ Trung và các cộng sự phục dựng ảnh. Theo Trung, việc phục dựng ảnh liệt sĩ có rất nhiều khó khăn bởi phần đa đã quá cũ, phai mờ theo thời gian nên không rõ khuôn mặt. Thậm chí có những bức ảnh chỉ có một nửa khuôn mặt, có bức được họa sĩ phác thảo lại nên có nhiều nét sai… Khi đó, thành viên của nhóm sẽ trao đổi với thân nhân liệt sĩ để phục dựng lại ảnh sao cho giống nhất.
Có những bức ảnh mất cả tháng, thậm chí nhiều tháng để mô phỏng lại thần thái, khuôn mặt, ánh mắt để có một bức ảnh chân dung chân thực nhất. Dù nhiều khó khăn nhưng Trung và thành viên của nhóm chưa bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc. Họ cần mẫn, tỉ mỉ phục dựng từng bức ảnh liệt sĩ sao cho giống nhất, có hồn nhất.
“Chúng mình thường động viên nhau rằng: Với chúng ta chỉ là một bức ảnh, nhưng với gia đình liệt sĩ là tất cả những gì quý giá nhất, kỷ vật duy nhất thời thanh xuân của người con, người bố, người ông... Vì thế, nhóm cần nỗ lực phục chế ngày càng nhiều ảnh hơn”, Trung chia sẻ.
![]() |
Quang Trung và các cộng sự đã phục dựng hàng nghìn tấm ảnh các anh hùng, liệt sĩ trao tặng đến thân nhân các gia đình liệt sĩ |
Kết nối quá khứ với hiện tại
Có chuyến vượt cả nghìn cây số như ra Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) để trao ảnh chân dung anh hung, liệt sĩ Võ Thị Sáu hay vào Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng chân dung của 65 anh hùng, liệt sĩ Biệt động thành Sài Gòn… Qua những chuyến đi như vậy, Trung cùng thành viên Skyline cảm nhận rõ hơn những mất mát hy sinh của dân tộc, vết thương lòng thân nhân liệt sĩ còn nặng mang. Đặc biệt, có cơ hội gặp những người anh hùng, nhân chứng của một thời đạn bom khiến chàng trai trẻ thêm tự hào về lòng yêu nước, ý chí kiên cường, quả cảm của thế hệ cha ông.
![]() |
Một trong những tấm ảnh đặc biệt được Quang Trung và các cộng sự phục dựng |
Không chỉ dừng lại ở việc phục dựng di ảnh liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng… Skyline còn mở rộng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện, dự án phục dựng ảnh hướng tới cộng đồng, như: Chương trình “Nét ảnh vượt bão” với việc trao tặng 34 bức ảnh phục dựng và vận động được hơn 100 triệu đồng để hỗ trợ, chia sẻ với người dân vùng bị bão lũ ở Làng Nủ (Lào Cai).
Trong suốt quá trình thực hiện dự án, Trung đã chứng kiến vô số khoảnh khắc xúc động, nhưng có lẽ câu chuyện cuối năm ngoái ở làng Nủ là một trong những kỷ niệm khó quên nhất.
“Một người cháu đã tìm đến nhóm anh với lời khẩn cầu đầy tha thiết. Bà của anh ấy đã già yếu, sức khỏe suy giảm nhanh chóng, nhưng vẫn đau đáu mong được nhìn lại khuôn mặt của người con trai - một liệt sĩ đã hy sinh trong chiến tranh. Nhận được yêu cầu ấy, chúng tôi đã quyết tâm hoàn thành bức ảnh trong thời gian ngắn nhất có thể và trao tận tay gia đình. Một điều kỳ diệu đã xảy ra, người bà sau khi nhìn thấy chân dung con trai đã hồi phục sức khỏe một cách bất ngờ.
![]() |
Các tấm ảnh được phục dựng là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại |
Câu chuyện này khiến tôi càng vững tin hơn vào công việc của mình, rằng một bức ảnh có thể không thay đổi được quá khứ, nhưng nó có thể mang lại niềm an ủi, động viên và kết nối những giá trị tinh thần thiêng liêng nhất", Trung kể.
Theo Trung, công nghệ phục dựng ảnh không chỉ giúp tái hiện chân dung liệt sĩ mà còn có thể mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, như bảo tồn tư liệu lịch sử, khôi phục những hình ảnh của các danh nhân, các nhân vật có công với đất nước, hay thậm chí là phục dựng những bức tranh, di tích bị mai một theo thời gian.
"Ký ức có giá trị riêng của nó và không phải lúc nào cũng cần phải tái hiện lại mọi thứ bằng công nghệ. Tuy nhiên, tôi tin rằng việc phục dựng không làm mất đi ký ức, mà chính là cách gìn giữ và lưu truyền ký ức một cách rõ ràng, chân thực hơn", Trung chia sẻ.
Thời gian tới Trung và Skyline hướng tới mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn quốc; đồng thời xây dựng nền tảng dữ liệu hình ảnh và thông tin về liệt sĩ nhằm phục vụ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ

Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng

Tạo niềm tin ở Nhân dân bằng hành động

Nửa thế kỷ tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sát cánh cùng dân tộc

Khát vọng trẻ cống hiến, dựng xây quê hương

Sức trẻ bùng nổ với hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên
