Tag

Cảnh giác với các biểu hiện sốt, phát ban phỏng nước ở trẻ

Tin Y tế 31/12/2024 17:43
aa
TTTĐ - Phòng khám Đa khoa Medlatec số 2 đã điều trị cho bệnh nhi L.M.N (20 tháng tuổi) đến khám trong tình trạng sốt phát ban phỏng nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, tay, chân, đùi, mông và gối, kèm sốt cao (39°C), ăn kém, đi tiêu phân lỏng.
Số trẻ em mắc tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết lại tăng Ghi nhận thêm 346 ca mắc sốt xuất huyết trong một tuần Số ca mắc sốt xuất huyết tăng trở lại Các quận, huyện tiếp tục triển khai tiêm chủng vắc xin sởi

Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện niêm mạc miệng của trẻ tổn thương loét có ranh giới rõ, vòm dày, hình oval và tròn, phân bổ ở nhiều vị trí tại thành sau họng.

Các nốt ban phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối, tổn thương bội nhiễm có mủ; không ghi nhận giật mình trong lúc khám.

Các vết phỏng nước dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Các vết phỏng nước dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Các bác sĩ chẩn đoán sơ bộ là tay chân miệng độ 1 bội nhiễm. Bởi bệnh nhi N được chỉ định làm các xét nghiệm tổng phân tích máu, CRP, glucose, điện giải đồ, test nhanh EBV-IgM, PCR- EV71. Kết quả test nhanh âm tính với virus EV71, tuy nhiên, xét nghiệm PCR lại cho kết quả dương tính với virusEV71.

Dựa trên kết quả lâm sàng và cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán mắc tay chân miệng độ 1 kèm bội nhiễm do virus EV71. Bác sĩ đã kê đơn thuốc điều trị, dặn dò tái khám hằng ngày và theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm.

ThS.BS. Trần Thị Kim Ngọc, Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC số 2 cho biết: Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, lây từ người sang người chủ yếu theo đường tiêu hóa, dễ gây thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm và gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ dưới 5 tuổi chiếm đa số.

Tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A6, A10, A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh thường gây ra tổn thương trên da, niêm mạc, đặc biệt là các vết phỏng nước xuất hiện ở những vị trí như: miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối. Những tổn thương này thường rất dễ nhận diện và là dấu hiệu điển hình của bệnh.

Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, tay chân miệng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, việc theo dõi các giai đoạn phát triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh là rất quan trọng. Điều này giúp cha mẹ không chỉ nhận diện sớm các dấu hiệu bất thường mà còn biết cách chăm sóc và xử lý kịp thời khi cần thiết.

Bệnh tay chân miệng phát triển qua 4 giai đoạn: Giai đoạn ủ bệnh; Giai đoạn khởi phát (1 - 2 ngày); Giai đoạn toàn phát (3 -10 ngày); Giai đoạn lui bệnh.

Trong đó, biến chứng xảy ra ở giai đoạn toàn phát ứng với ngày thứ 3 trở ra của bệnh. Tình trạng nguy kịch có thể xảy ra ở giai đoạn này.

Đọc thêm

Khám, cấp cứu cho gần 970 nghìn lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ Tin Y tế

Khám, cấp cứu cho gần 970 nghìn lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 968.689 lượt người bệnh.
Chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi trong vụ việc tại BVĐK Nam Định Tin Y tế

Chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi trong vụ việc tại BVĐK Nam Định

TTTĐ - Sáng 5/5, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dành thời gian đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm bệnh nhi liên quan đến vụ việc xảy ra tại BVĐK Nam Định.
Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu Tin Y tế

Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu

TTTĐ - Theo báo cáo của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong dịp ngày nghỉ lễ tính từ 30/4 đến sáng 4/5, bệnh viện này tiếp nhận cấp cứu cho 600 ca bệnh, trong đó cấp cứu do tai nạn giao thông dưới 50% và số ca cấp cứu do tai nạn giao thông có sử dụng rượu, bia đã giảm nhiều.
Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân Tin Y tế

Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng gồng cứng tăng trương lực cơ toàn thân, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.
Hơn 900 ca cấp cứu, tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 Tin Y tế

Hơn 900 ca cấp cứu, tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 5/5, theo báo cáo nhanh về công tác đáp ứng y tế trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của Sở Y tế Hà Nội, các cơ sở khám chữa bệnh của Hà Nội đã tiếp nhận hơn 900 ca khám cấp cứu, tai nạn giao thông.
Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim Tin Y tế

Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp nam bệnh nhân, 17 tuổi, ở Hà Nội bị chấn thương tim nghiêm trọng do dị vật kim loại xuyên thấu.
Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện Tin Y tế

Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện

TTTĐ - Chiều 5/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cứu sống một bệnh nhân bị điện giật, giữ trọn bàn tay nhờ cấp cứu kịp thời.
Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ Tin Y tế

Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ

TTTĐ - Ngày 5/5, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 25/4 đến ngày 1/5), toàn thành phố ghi nhận 191 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 7 trường hợp so với tuần trước.
Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025 Tin Y tế

Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tính đến 16h ngày 4/5, các y, bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 và các bệnh viện thành phố đã kịp thời cấp cứu cho 278 trường hợp, trong đó có 7 người phải chuyển viện.
Tháo gỡ quảng cáo 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm sibutramine Tin Y tế

Tháo gỡ quảng cáo 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm sibutramine

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine.
Xem thêm