Cảnh báo tin giả về biến thể COVID - Omicron
Theo đó, các bài đăng này chia sẻ cùng một nội dung rằng: “Biến thể COVID- Omicron mới có khả năng lây nhiễm nhanh hơn cũng như lẩn tránh miễn dịch từ vaccine tốt hơn so với các biến chủng hiện nay. Điểm khác biệt, gây tử vong mà không thể phát hiện được là không ho, không sốt...
![]() |
Nhiều bài đăng có cùng nội dung về COVID-19 đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận |
Ngoài ra, thường xảy ra các triệu chứng như: đau xương khớp, đau đầu, viêm cổ họng, viêm phổi, yếu mệt cơ thể, không thèm ăn. Đáng chú ý, các bài viết còn cho rằng, biến thể COVID-Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần nên dĩ nhiên có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Thực tế điều trị thì một số bệnh nhân nhiễm biến thể COVID - Omicron mới không bị sốt hoặc bị đau, nhưng báo cáo có viêm phổi trên phim chụp X-quang. Điều này có nghĩa là virus sẽ phát tán trực tiếp đến phổi, dẫn đến suy hô hấp nhanh, do viêm cấp tính nguy hiểm đường hô hấp, với các tổn thương nặng ở phổi do virus gây ra…".
Bác sĩ Vũ Quốc Đạt, giảng viên bộ môn Truyền nhiễm (Trường Đại học Y Hà Nội) cho biết: COVID-19 là bệnh lưu hành, tuy nhiên hiện nay không có bằng chứng cho thấy omicron xuất hiện, biến đổi và lan truyền chủng mới trong cộng đồng.
Theo bác sĩ Đạt, trong bối cảnh dịch bệnh hô hấp tăng nhanh, đối với trường hợp vào viện giai đoạn này chủ yếu là cúm và được xác định là cúm A, phù hợp với thời gian xuất hiện dịch cúm.
Bác sĩ Đạt cho rằng, đối với những trường hợp đưa thông tin không chính xác đó sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân. Khi có dấu hiệu cúm, bản thân họ không cho rằng mình mắc cúm nặng và vẫn tin rằng căn nguyên lây bệnh bây giờ là do COVID-19.
Theo bác sĩ Đạt, có 2 đặc điểm khác nhau chính giữa cúm và COVID-19. Đối với COVID-19, trên 90% dân số Việt Nam đã được tiêm phòng, với cúm tỉ lệ tiêm phòng trong cộng đồng rất thấp.
Do đó việc phát hiện sớm các triệu chứng của cúm cũng như chẩn đoán không được kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nặng và tăng nguy cơ tử vong.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong

Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi

Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ

Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis

Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng

Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng

Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
