Tag

Cảnh báo bệnh liên cầu lợn dịp Tết

Tin Y tế 19/01/2023 15:39
aa
TTTĐ - Bệnh liên cầu khuẩn lợn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng thường gia tăng vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch bởi trong thời gian này, nhiều gia đình mổ lợn để liên hoan tổng kết cuối năm, ăn Tết.
Bán cơm, nội trợ cũng dễ mắc... liên cầu lợn Ăn tiết canh, 3 người mắc liên cầu lợn trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ăn tiết canh trong dịp Tết, 3 người mắc liên cầu lợn Bệnh liên cầu lợn "ngấp ghé" trong dịp Tết, thực phẩm cần tránh xa

Ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm liên cầu lợn

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, cuối tháng 12 vừa qua, trên địa bàn Thủ đô vừa ghi nhận một trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Đây là ca mắc liên cầu lợn thứ 4 ghi nhận trong năm 2022 (tăng 3 ca so với cùng kỳ 2021).

Cụ thể, trường hợp này là người đàn ông 59 tuổi, sống tại phường Hà Cầu (quận Hà Đông, Hà Nội) được đưa vào Bệnh viện Quân y 103 thăm khám, trong tình trạng sốt cao (39 - 40 độ C), yếu nửa người phải, mệt mỏi.

Bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung.
Bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Tại bệnh viện, bệnh nhân được xác định vẫn tỉnh táo nhưng tiếp xúc chậm, cứng gáy, yếu nửa người phải. Kết quả chụp cắt lớp vi tính não phát hiện có hình ảnh nhồi máu não vùng nhân bèo phải.

Kết quả nuôi cấy dịch não tủy dương tính với Streptococcus suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn).

Trước đó, trên địa bàn TP cũng đã ghi nhận 1 bệnh nhân nam (60 tuổi) ở Giáp Ngọ, Chúc Sơn, Chương Mỹ mắc liên cầu khuẩn lợn. Hàng ngày bệnh nhân là người thường xuyên nấu ăn trong gia đình. Trong vòng 14 ngày trước khởi phát bệnh nhân không ăn lòng lợn, tiết canh, không tham gia giết mổ lợn, gia đình không chăn nuôi lợn.

Ngày 2/9, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau mỏi toàn thân, không nôn, chưa điều trị gì. Đến 21 giờ ngày 3/9, bệnh nhân kích động, khó tiếp xúc, nằm tư thế cò súng, cứng gáy, được gia đình đưa vào Bệnh viện (BV) Quân y 103, kết quả xét nghiệm dương tính Streptococcus suis (liên cầu khuẩn lợn) ngày 8/9/2022.

Bệnh liên cầu lợn thường có xu hướng tăng lên vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch. Trong thời gian này, nhiều gia đình mổ lợn để liên hoan tổng kết cuối năm, ăn Tết, có nơi còn có tập tục ăn tiết canh hoặc các sản phẩm tái, sống để gặp may mắn.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh liên cầu lợn lây truyền qua các tổn thương, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín. Do đó, không chỉ ăn tiết canh mà ngay cả khi giết mổ, chế biến lợn không tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn, cũng có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn.

Nhiễm khuẩn liên cầu lợn có nhiều thể bệnh nhưng có 2 thể chính là: Thể nhiễm trùng huyết và viêm màng não.

Với thể nhiễm trùng huyết, bệnh sẽ diễn biến rất nhanh và nặng. Bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng rối loạn đa cơ quan. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.

Thể thứ hai là viêm màng não, thường tiên lượng điều trị sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ có những biến chứng về lâu dài như liệt, các di chứng về mặt thần kinh.

Điều trị bệnh liên cầu lợn cũng rất khó khăn, người bệnh thường phải nằm ở khoa hồi sức tích cực trong vài tuần. Thậm chí, nếu nhập viện khi đã nặng, bệnh nhân có nguy cơ bị hoại tử da, tay, mặt và di chứng nặng trên cơ thể như điếc tai, ngón tay phải cắt cụt.

Khuyến cáo phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế.

Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết... Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể tới 7%.

Ăn tiết canh sống là một trong những nguyên nhân gây nhiễm liên cầu khuẩn lợn
Ăn tiết canh sống là một trong những nguyên nhân gây nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Cũng theo các chuyên gia, nhiều người dân có quan niệm lợn của nhà nuôi rất sạch, không bị nhiễm bệnh nên có thể đánh tiết canh để ăn. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm.

Lợn nuôi sạch không đồng nghĩa với vi khuẩn gây bệnh không tồn tại trong lợn. Liên cầu khuẩn lợn đôi khi không gây bệnh trên con vật, nhưng có thể gây bệnh với người có sức đề kháng kém

Để phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín…; Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Người có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn như: Sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế ra thông báo 2980/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng.
Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân Tin Y tế

Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân

TTTĐ - Nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 2838/KH-SYT về việc phòng chống mù lòa trên địa bàn thành phố năm 2024.
Nâng cao hiệu quả công tác dân số Tin Y tế

Nâng cao hiệu quả công tác dân số

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Dân số Thế giới 11/7 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/6 đến ngày 28/6), toàn thành phố ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết; ghi nhận 30 ca mắc tay chân miệng, giảm 17 ca so với tuần trước.
Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi Tin Y tế

Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành Chỉ thị về tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi.
Trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng tăng Tin Y tế

Trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng tăng

TTTĐ - Hiện tại cả nước ta có khoảng gần 2.000 trẻ được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1. Do đó, Bộ Y tế đã xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 1.
Nhiều tiện ích trong chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô Tin Y tế

Nhiều tiện ích trong chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô

TTTĐ - Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đánh giá cao những thành công của Hà Nội.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với khối bệnh viện là 97,2% Tin Y tế

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với khối bệnh viện là 97,2%

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội công bố kết quả khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người bệnh quý II năm 2024 với tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với khối bệnh viện là 97,2%; tỷ lệ hài lòng ở bệnh nhân nội trú là 96,63%, người bệnh ngoại trú là 96,74%.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao sức khỏe Nhân dân Tin Y tế

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao sức khỏe Nhân dân

TTTĐ - Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành, đoàn thể và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân và Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân.
Làm việc ở lò gạch, người đàn ông mắc virus ăn thịt người Whitmore Tin Y tế

Làm việc ở lò gạch, người đàn ông mắc virus ăn thịt người Whitmore

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân mắc virus ăn thịt người Whitmore có tiền sử đái tháo đường nặng.
Xem thêm