Tag

Cần thêm cơ chế để Công đoàn bảo vệ người lao động tốt hơn

Tin tức 18/06/2024 14:25
aa
TTTĐ - Theo đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội), cán bộ Công đoàn cơ sở đều hưởng lương từ doanh nghiệp, luôn chịu sức ép từ người sử dụng lao động, điều này rất khó tạo ra sự bình đẳng trong hoạt động.Vì vậy, đại biểu cho rằng, cần thiết phải cụ thể hóa cơ chế này bằng pháp luật để Công đoàn “độc lập” hơn với người sử dụng lao động.
Sáng tạo, bứt phá về nguồn nhân lực để tăng năng suất lao động Cân nhắc quy định cho phép người nước ngoài gia nhập Công đoàn Ký kết hợp tác Công đoàn ngành Y tế Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Cần để Công đoàn “độc lập” hơn với người sử dụng lao động

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 18/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) phát biểu
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) phát biểu

Phân tích về trách nhiệm và quyền hạn của Công đoàn cơ sở, đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, thực tế hoạt động của Công đoàn cơ sở thời gian qua còn rất nhiều lúng túng, chưa hiệu quả. Vị thế, tiếng nói của Công đoàn trong doanh nghiệp còn mờ nhạt; năng lực thương lượng, đối thoại và đại diện, bảo vệ của Công đoàn cơ sở vẫn là khâu yếu.

Đại biểu cho rằng, những hạn chế đó có một phần nguyên nhân do chưa có quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng cho Công đoàn cơ sở. Đây không chỉ là định chế pháp luật đơn thuần mà đối với Công đoàn cơ sở còn là những định hướng, dẫn dắt, tạo thuận lợi trong triển khai, áp dụng. Việc quy định chung chung quyền, trách nhiệm cho tất cả các cấp Công đoàn và các loại hình Công đoàn cơ sở như trong dự thảo Luật là chưa thật hợp lý và khoa học.

Về quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong dự thảo Luật quy định tương đối đầy đủ nhưng đại biểu cho rằng cần cho Công đoàn một cơ chế để thực thi được các quyền và trách nhiệm đó. Thực tế hiện nay, cán bộ Công đoàn cơ sở đều hưởng lương từ doanh nghiệp, luôn chịu sức ép từ người sử dụng lao động, điều này rất khó tạo ra sự bình đẳng trong hoạt động.Vì vậy, đại biểu cho rằng, cần thiết phải cụ thể hóa cơ chế này bằng pháp luật để Công đoàn “độc lập” hơn với người sử dụng lao động; trước hết là độc lập về tổ chức, chủ động về tài chính và có một chính sách bảo vệ cán bộ Công đoàn hữu hiệu.

Về công khai tài chính Công đoàn, dự thảo Luật quy định: Các cấp Công đoàn thực hiện công khai tài chính hàng năm tại hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn và bằng hình thức niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan tổ chức, đơn vị, phát hành ấn phẩm hoặc thông báo bằng văn bản tới cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan, đưa lên trang thông tin điện tử thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Góp ý về quy định này, đại biểu Âu Thị Mai (Đoàn Tuyên Quang) nhìn nhận, việc công khai tài chính của các cấp Công đoàn trên các phương tiện thông tin đại chúng là không phù hợp, do đó ban soạn thảo cần cân nhắc vấn đề trên. Để việc công khai tài chính đạt hiệu quả cao, đảm bảo tính công khai minh bạch, đề nghị ban soạn thảo quy định việc công khai tài chính hàng năm thông qua hội nghị toàn thể đoàn viên công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2% là cần thiết

Về nguồn tài chính Công đoàn tại điều 29 dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) tán thành việc quy định kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Cần thêm cơ chế để Công đoàn bảo vệ người lao động tốt hơn
Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn Thái Bình) phát biểu thảo luận

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng nêu quan điểm, việc quy định cụ thể tỷ lệ phân phối kinh phí Công đoàn là cần thiết, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc sử dụng tài chính Công đoàn. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho việc tăng cường bố trí nguồn kinh phí Công đoàn cho các hoạt động của Công đoàn cơ sở là nơi trực tiếp chăm lo cho đời sống của người lao động nên có sự linh hoạt trong việc quy định tỷ lệ phân bổ kinh phí Công đoàn, không quy định cứng tỷ lệ 25% và 75% như khoản 2 Điều 30 dự thảo, chỉ nên quy định đó là tỷ lệ “tối thiểu” và tỷ lệ “tối đa”.

“Cần xem xét quy định kinh phí Công đoàn theo điểm b khoản 1 điều 29 do Công đoàn cấp trên quản lý, sử dụng tối đa 25%, còn lại được phân phối cho Công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu ý kiến.

Theo đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội), việc thu kinh phí Công đoàn bằng 2% là điều kiện tiên quyết để Công đoàn chủ động, độc lập hơn trong tổ chức, hoạt động tại cơ sở và nên giao cho Chính phủ thống nhất quy định cụ thể về thu, quản lý, sử dụng nguồn tài chính Công đoàn.

Việc này sẽ giúp cho công tác quản lý Nhà nước về tài chính Công đoàn “minh bạch, chặt chẽ và hiệu quả hơn, tránh được thất thoát, lãng phí”. Điều này cũng khắc phục được tình trạng chủ doanh nghiệp can thiệp quá sâu vào hoạt động thu, chi tài chính của Công đoàn.

“Quy định như vậy sẽ thống nhất quản lý Nhà nước về thu, quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn. Tổng Liên đoàn sẽ hướng dẫn triển khai, thực hiện, thay vì phải thực hiện cả quy định của Chính phủ và cả quy định của Tổng Liên đoàn như trong dự thảo”, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho hay.

Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn Thái Bình) cho rằng, thu phí Công đoàn là vấn đề không dễ quyết định dễ dàng, nếu như không có sự xem xét cẩn trọng, thấu đáo và nghiên cứu thực tế đầy đủ.

Nếu như theo dự thảo, mọi người lao động có hợp đồng lao động, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm phải trích 2% quỹ tiền lương để nộp cho cho Công đoàn Việt Nam. Thực tế hiện nay, phần lớn các chủ doanh nghiệp, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam mong muốn sẽ hoạt động phù hợp với luật pháp và thông lệ của đất nước, phần lớn doanh nghiệp cũng chấp hành việc trích 2% này. Thế nhưng vẫn có một số doanh nghiệp, số công nhân tham gia tổ chức Công đoàn không phải là 100%. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thành lập được tổ chức Công đoàn. Vì vậy, đại biểu kiến nghị cần cân nhắc và xem xét đảm bảo phù hợp với thực tế và có tính khả thi.

Đọc thêm

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06 Tin tức

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06

TTTĐ - Sáng 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị.
Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi Tin tức

Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi

TTTĐ - Sáng 28/6, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP.
Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Với nhiều đột phá ở các khía cạnh khác nhau về quy mô, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển, Luật Thủ đô (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Hà Nội; đồng thời lan tỏa cho cả vùng xung quanh Thủ đô.
Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới Tin tức

Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

TTTĐ - Chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc (từ ngày 24-27/6) với những kết quả quan trọng, dấu ấn và điểm nhấn nổi bật, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai những định hướng, tầm nhìn hợp tác chiến lược của lãnh đạo cấp cao thành những dự án cụ thể, hiệu quả, thiết thực, mang tính đột phá.
Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên Tin tức

Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên

TTTĐ - Chiều 27/6, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09 Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Nhân dân làng cổ Đường Lâm Tin tức

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Nhân dân làng cổ Đường Lâm

TTTĐ - Ngày 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình tiêu biểu trên địa bàn xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây nhân Ngày gia đình Việt Nam 28/6 và Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7.
Xem xét Đề án tổng thể đầu tư hệ thống đường sắt đô thị Tin tức

Xem xét Đề án tổng thể đầu tư hệ thống đường sắt đô thị

TTTĐ - Tại kỳ họp này, HĐND TP sẽ xem xét ban hành Nghị quyết với 25 nội dung. Trong đó, nổi bật là Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô; Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...
Xem thêm