Cần phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho Hà Nội
Chiều 25/7, tại buổi làm việc của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội và xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu nhấn mạnh, dự thảo Luật cần phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa, song song với xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm.
![]() |
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại cuộc làm việc |
Trao sự chủ động về tổ chức bộ máy, biên chế
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sắp tới sẽ có 3 vấn đề liên quan đến Hà Nội, gồm: Sửa đổi Luật Thủ đô, báo cáo việc thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô và báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội.
Đối với việc sửa đổi Luật Thủ đô, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, đây là luật tác động rất rộng. Để quá trình xây dựng Luật theo lộ trình thuận lợi, TP Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp để ngay từ đầu hồ sơ, tài liệu cũng như thời hạn trình các cơ quan của Quốc hội phải rất chuẩn chỉnh. Đồng thời, TP phải làm thật tốt công tác truyền thông ngay từ bây giờ để tạo đồng thuận.
Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo mở rộng thêm 9 chính sách, trong đó kế thừa Luật Thủ đô hiện hành, kế thừa và luật hóa các nghị quyết của Quốc hội đã áp dụng cho các địa phương cũng như các nghị quyết của Quốc hội đã áp dụng cho Hà Nội; Đặc biệt thể chế hóa các cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội được quy định trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa XIII) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có phân cấp, phân quyền, ủy quyền nhưng trọng tâm là phân quyền, giao quyền của Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành cho Hà Nội và đơn vị hành chính trực thuộc.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại cuộc làm việc |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng tán thành nhiều nội dung trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); Trong đó, quan tâm đến công tác luật hóa mô hình chính quyền các cấp của Hà Nội, bao gồm mô hình chính quyền đô thị và tổ chức hoạt động của HĐND TP Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội.
Về quy định đặc thù về thành lập một số đơn vị chuyên môn thuộc cấp TP và cấp huyện, để bảo đảm sự ổn định quy định của Luật, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội ủng hộ phân cấp mạnh hơn cho chính quyền TP, trao thẩm quyền mạnh mẽ trong quyết định tổ chức bộ máy, biên chế. Bên cạnh trao quyền cũng phải gắn với trách nhiệm và kiểm soát việc thực hiện.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhấn mạnh, nét lớn nhất TP cần quan tâm trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự chủ động về tổ chức bộ máy, biên chế; Xác định cải cách, đổi mới, đơn giản hóa thủ tục hành chính là đột phá. Từ đó huy động được nguồn lực bên ngoài để phát triển TP trong giai đoạn tới.
![]() |
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại cuộc làm việc |
Tăng thẩm quyền của HĐND TP
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa cho Hà Nội trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Dự thảo cần hoàn thiện, làm rõ thêm để bảo đảm tính khả thi, dễ thực hiện các chính sách ưu đãi, đặc thù, tăng cường phân cấp cho chính quyền TP trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhà ở, cải tạo chỉnh trang đô thị, cải tạo chung cư cũ,…
Dự thảo cũng cần xác định rõ mô hình đặc thù của Thủ đô để từ đó, với vai trò trung tâm của vùng đô thị lớn, vùng Thủ đô xác định rõ cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phát triển phù; Đồng thời kiểm soát chặt chẽ dân số khu vực nội đô lịch sử, bảo vệ giữ gìn phát triển không gian cây xanh, mặt nước, bảo đảm kiến trúc đô thị, cảnh quan đặc trưng của Thủ đô gắn với bảo vệ môi trường và khai thác không gian ngầm.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn kiến nghị, cần cơ chế tăng thẩm quyền của HĐND TP.
![]() |
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại cuộc làm việc |
Theo Chủ tịch HĐND TP Hà Nội, trong điều kiện Hà Nội là trung tâm của cả nước thì việc tăng đại biểu chuyên trách là rất phù hợp, trong khi đại biểu chuyên trách tăng nhưng vẫn nằm trong số chỉ tiêu biên chế được giao. Bên cạnh đó, cần thiết có cơ chế tăng thẩm quyền của HĐND TP. Các nội dung này cần mạnh dạn đưa vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), từ đó mới giải quyết được căn cơ, thấu đáo các nhiệm vụ rất quan trọng của Thủ đô.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội xác định con người, văn hóa và khoa học công nghệ là lợi thế vượt trội hơn so với các địa phương khác, chính vì vậy các thể chế, chính sách đều được định hướng vào 3 trụ cột. Tuy nhiên, với hệ thống cơ chế, chính sách chung như hiện nay sẽ rất khó đáp ứng được việc thu hút nguồn lực xã hội.
“Với những cơ chế, chính sách đặc thù vừa qua Quốc hội dành cho TP Hồ Chí Minh, chúng tôi đã nghiên cứu, đánh giá một số chính sách về huy động xã hội hóa, tuy là thí điểm nhưng nếu được luật hóa vào Luật Thủ đô, sẽ tháo gỡ khó khăn về thể chế, chính sách cho Hà Nội”- Phó Bí thư Thành ủy nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả
