Tag

Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai

Môi trường 10/11/2022 11:21
aa
TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực thiên tai cần xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo các ngành học thuộc lĩnh vực phòng, chống thiên tai; Đồng thời, cần có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ về lương, chế độ làm việc, chế độ đào tạo, bồi dưỡng,...để thu hút, “giữ chân” các cán bộ làm việc trong lĩnh vực này.
Hà Nội: Đảm bảo hạ tầng thông tin phục vụ phòng chống thiên tai Cần chú trọng nâng cao hiểu biết của cộng đồng và đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai Thiên tai tác động đến tiến trình phát triển bền vững của các vùng đô thị

Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao rất bức thiết

Với quy mô dân số lớn và nền kinh tế ngày một phát triển của nước ta, thiên tai đã và đang là một yếu tố tiêu cực tác động một cách mạnh mẽ, sâu rộng đến đời sống thường nhật của người dân, làm đình trệ việc sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng lớn đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, gây rủi ro tới quốc phòng - an ninh và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng, môi trường sinh thái.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống thiên tai một cách hiệu quả thì đội ngũ nhân lực phục vụ công tác phòng, chống thiên tai đòi hỏi phải chuyên nghiệp, chất lượng cao, kiến thức sâu rộng, tổng hợp cả về chuyên môn, kỹ thuật lẫn kiến thức văn hóa xã hội đảm bảo phù hợp với đặc thù từng vùng miền trên phạm vi cả nước.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Bắc Từ Liêm tổ chức tập huấn, huấn luyện cho 143 cán bộ trong đội xung kích làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 của 11 phường trên địa bàn quận
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) tổ chức tập huấn, huấn luyện cho 143 cán bộ trong đội xung kích làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 của 11 phường trên địa bàn quận

Đây cũng là một trong những nội dung được Đảng, Nhà nước ta chú trọng thể hiện qua việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác phòng, chống thiên tai như: Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai cũng đã nêu: "Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai các cấp từ Trung ương đến cơ sở theo hướng chuyên nghiệp, thường xuyên được đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ"; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai…

Thực tế cho thấy, triển khai công tác ứng phó với thiên tai, bên cạnh nỗ lực của các lực lượng chuyên nghiệp của Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã có vai trò nòng cốt trong thực hiện phương châm “4 tại chỗ” ở cơ sở, đồng thời, cũng là lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ phòng ngừa như: tuyên truyền, rà soát các vị trí xung yếu,…. và các nhiệm vụ ứng phó và khắc phục hậu quả, khôi phục đời sống, sản xuất của Nhân dân.

Đây là lực lượng phản ứng nhanh, kịp thời xử lý các tình huống khẩn cấp ngay từ giờ đầu trước khi có lực lượng bên ngoài tiếp cận. Từ thực tiễn đã được ghi nhận, lực lượng này đã phát huy hiệu quả rõ rệt, nhất là trong đợt mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi và lũ lụt nghiêm trọng tại miền Trung trong những năm qua.

Hiện nay, nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao, thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai đang rất bức thiết. Tuy nhiên, hiện nhiều cán bộ chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế tại các địa phương, đặc biệt là tại cấp huyện, xã, thôn. Họ chủ yếu làm kiêm nhiệm; cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu, chưa đồng bộ…

Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở. Đặc biệt là trách nhiệm của UBND, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, xã để đảm bảo trong thời gian tới 100% lực lượng xung kích trên các địa bàn được đào tạo, tập huấn, nâng cao các kỹ năng về phòng chống thiên tai nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn khi thiên tai xảy ra tại địa phương.

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện làm công tác phòng chống thiên tai
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp huyện làm công tác phòng chống thiên tai tại thị trấn Măng Đen, tỉnh Kon Tum

Cần có cơ chế đặc thù về chế độ đãi ngộ, đào tạo

Các chuyên gia cho rằng, để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực thiên tai cần xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo các ngành học thuộc lĩnh vực phòng, chống thiên tai như Thủy văn học, Kỹ thuật tài nguyên nước, Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Kỹ thuật xây dựng công trình biển, Quản lý giảm nhẹ thiên tai,…ở các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn về phòng, chống thiên tai cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn từ trung ương đến địa phương. Trong đó cần chú trọng cập nhật, bổ sung những kiến thức, công nghệ mới tiên tiến trên thế giới vào chương trình như các công nghệ viễn thám, quan trắc khí tượng, thủy văn tiên tiến; công nghệ dự báo bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất…; công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI)… Song song đó cũng cần cập nhật những quy định mới của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phòng, chống thiên tai của ngành và nhân dân trong những năm qua.

Đặc biệt, chúng ta cần có cơ chế đặc thù để thu hút, “giữ chân” các cán bộ trong lĩnh vực này như chế độ lương, chế độ làm việc, chế độ đào tạo, bồi dưỡng,...

Ngoài ra, các cơ quan của trung ương và địa phương trong lĩnh vực phòng chống thiên tai cần quan tâm bố trí kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và được thực hiện thường xuyên, hàng năm để củng cố đội ngũ cán bộ phòng, chống thiên tai hiện có; tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề theo từng nhóm đối tượng: cán bộ quản lý, cán bộ xây dựng chính sách, pháp chế thanh tra, cán bộ kỹ thuật quản lý công trình, cán bộ truyền thông nâng cao nhận thức,…

Thiên tai sẽ không ngừng đe dọa, ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng, tài sản, môi trường sống, sản xuất, kinh doanh của xã hội, tác động đến các mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của đất nước. Do đó, nguồn nhân lực chất lượng cao cho công tác phòng chống thiên tai là nhu cầu cấp thiết và để hiện thực hóa mục tiêu này các bộ, ban, ngành, các cơ quan tại trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo cần thiết phải đổi mới, phải thực hiện tổng hợp đa giải pháp, đầu tiên là thu hút nguồn nhân lực sau đó là tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ một cách bài bản, chuyên nghiệp và liên tục.

Đọc thêm

Tập trung giải quyết dứt điểm các bức xúc về ô nhiễm môi trường Môi trường

Tập trung giải quyết dứt điểm các bức xúc về ô nhiễm môi trường

Chiều 21/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, TP Hà Nội, TP HCM về dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường (Dự thảo Chỉ thị).
Tập trung triển khai hiệu quả những kết quả của Hội nghị P4G Xã hội

Tập trung triển khai hiệu quả những kết quả của Hội nghị P4G

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ, ngành tập trung triển khai hiệu quả những kết quả đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư vừa diễn ra tại Hà Nội.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường Xã hội

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường

Sắp tới, các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện sẽ chuyển thành các Chi nhánh đặt tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc khu vực liên xã, phường.
Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều có thể có dông Môi trường

Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều có thể có dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/5, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Riêng Thủ đô Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa.
TP Hồ Chí Minh sẽ tính giá thu gom rác mới từ ngày 1/6 Môi trường

TP Hồ Chí Minh sẽ tính giá thu gom rác mới từ ngày 1/6

TTTĐ - Từ ngày 1/6/2025, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt ở TP Hồ Chí Minh sẽ được tính dựa trên thống kê khối lượng bình quân hàng tháng.
Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào, dông Môi trường

Hà Nội ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào, dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 20/5, các khu vực trong cả nước ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Kiều bào tích cực trồng cây, học tập theo lời dạy của Bác Hồ Môi trường

Kiều bào tích cực trồng cây, học tập theo lời dạy của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), đoàn đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức trồng cây hưởng ứng Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, năm 2025.
Nhiều khu vực mưa dông, đề phòng lũ quét, sạt lở Môi trường

Nhiều khu vực mưa dông, đề phòng lũ quét, sạt lở

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 19/5, nhiều khu vực có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Riêng Tây Nguyên và Nam bộ ngày nắng, có nơi nắng với nền nhiệt cao nhất dao động từ 31-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.
Khi nào khu vực chợ Thủ Đức thoát ngập sau mưa? Môi trường

Khi nào khu vực chợ Thủ Đức thoát ngập sau mưa?

TTTĐ - Mặc dù đã được triển khai nhiều giải pháp nhưng các tuyến đường khu vực xung quanh chợ Thủ Đức vẫn bị ngập nặng sau mỗi cơn mưa lớn.
Đà Nẵng: Dừng hoạt động bãi tập kết chất thải xây dựng Xã hội

Đà Nẵng: Dừng hoạt động bãi tập kết chất thải xây dựng

TTTĐ - TP Đà Nẵng dừng tiếp nhận chất thải xây dựng tại bãi tập kết đặt tại khu vực sân vận động 40.000 chỗ cho đến khi có chủ trương về phương án, cơ chế quản lý.
Xem thêm