Tag

Cải cách tiền lương phải thực chất và không cào bằng

Tiêu điểm 25/10/2023 16:14
aa
TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, khi điều chỉnh chính sách tiền lương cũng phải tính đến việc đảm bảo quyền lợi cho những người đang có phụ cấp không bị ảnh hưởng...
Cải cách tiền lương gắn trách nhiệm để cán bộ không “chân ngoài dài hơn chân trong” Chính phủ xin ý kiến sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương

Cải cách tiền lương gắn với kiềm chế lạm phát

Cho ý kiến về chính sách cải cách tiền lương, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) cho rằng, việc tăng lương cần phải song hành với kiềm chế lạm phát.

Theo đại biểu Mai, những năm qua, mức điều chỉnh lương cho cán bộ, công chức, viên chức không kịp với sự tăng giá các mặt hàng trên thị trường.

"Nếu như chúng ta tăng lương mà không áp dụng song hành với các biện pháp kiềm chế lạm phát thì ý nghĩa của việc tăng lương sẽ không đảm bảo", đại biểu chia sẻ.

Ngoài ra, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng cho rằng, việc tăng lương phải thực chất và không cào bằng.

Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương, khi tăng lương thì không còn phụ cấp khác. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng người được hưởng phụ cấp ngoài lương còn rất nhiều.

Cải cách tiền lương phải thực chất và không cào bằng
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách (đoàn Hà Nội)

Do vậy, đại biểu cho rằng, khi điều chỉnh chính sách tiền lương cũng phải tính đến việc đảm bảo quyền lợi cho những người đang có phụ cấp không bị ảnh hưởng. Mặt khác, việc tăng lương phải gắn với tinh giản biên chế, đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cùng quan điểm, đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) cho rằng, nguồn kinh phí dành cho cải cách tiền lương đòi hỏi việc điều hành ngân sách cũng cần khoa học, linh hoạt, có kế hoạch cụ thể.

Theo đại biểu Lâm, điều này nhằm đảm bảo việc cải cách tiền lương phải đạt được mục tiêu đề ra; đồng thời phải đảm bảo kiềm chế được lạm phát.

Ngân sách đảm bảo đủ nguồn cải cách tiền lương

Trước đó, chiều 23/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã thông tin về khả năng bố trí nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Theo Bộ trưởng Phớc, đến hết năm 2022, nếu tính cả nguồn kinh phí cải cách tiền lương còn lại và nguồn bố trí từ tăng thu của ngân sách Trung ương các năm (bao gồm từ nguồn tăng thu năm 2022 đang trình các cấp) thì tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132.000 tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430.000 tỷ đồng.

Cải cách tiền lương phải thực chất và không cào bằng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Với dự kiến thu - chi ngân sách Nhà nước năm 2024, cùng với việc sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương và các nguồn của ngân sách địa phương, dự kiến đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024.

Trong đó, Chính phủ trình Quốc hội cho phép sử dụng khoảng 19.000 tỷ đồng thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Trong dự kiến bố trí các lĩnh vực, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, bố trí dự toán chi cải cách tiền lương năm 2024 (bao gồm nhu cầu kinh phí tăng thêm đảm bảo đủ thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng ngay từ đầu năm và thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024).

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Lê Quang Mạnh nhất trí với tờ trình của Chính phủ để thực hiện cải cách tiền lương.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách cũng lưu ý, để đảm bảo triển khai chính sách dài hạn, cơ quan thẩm tra lưu ý, cần đánh giá, so sánh tổng thể chính sách cải cách tiền lương, cân đối nguồn lực để thực hiện trong giai đoạn 2024 - 2026 và dự báo tới 2030, đảm bảo tính khả thi lâu dài theo lộ trình Nghị quyết 27-NQ/TW.

Ông Mạnh nhắc lại, tính đến hết 2023, tổng quỹ dành cho cải cách tiền lương là 486.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 112.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương 374.000 tỷ đồng nhưng để đảm bảo nguồn lực, lộ trình cải cách tiền lương tới 2030 cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về tăng thu ngân sách bền vững.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, cần có chính sách tài khoá, tiền tệ linh hoạt vì áp lực tăng chi ngân sách sẽ tăng cao. Cải cách tiền lương cần thực hiện đồng bộ với tăng lương cơ sở, đổi mới sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt người có công với cách mạng tiêu biểu Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt người có công với cách mạng tiêu biểu

Chiều 28/3, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt thân mật các cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu.
Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng: Nhiệm vụ tất yếu và cấp bách Tiêu điểm

Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng: Nhiệm vụ tất yếu và cấp bách

TTTĐ - Chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, trong công tác Đảng là vấn đề mới, chưa có nhiều mô hình để nghiên cứu, học tập nhưng cũng không thể chậm trễ trong bối cảnh cả nước đang thực hiện mạnh mẽ cuộc cách mạng chuyển đổi số. Các tổ chức của Đảng cần tiên phong trong công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và thực hành chuyển đổi số công tác đảng, nâng cao hiệu năng, hiệu quả giải quyết công việc, rút ngắn khoảng cách đưa các chủ trương, đường lối của Đảng tới từng cán bộ, đảng viên.
Tạo động lực, truyền cảm hứng để cả đất nước bước vào kỷ nguyên mới Thời sự

Tạo động lực, truyền cảm hứng để cả đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TTTĐ - Chiều 26/3, tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo dự, chỉ đạo lễ phát động.
Tương lai cho thế hệ vươn mình MultiMedia

Tương lai cho thế hệ vươn mình

TTTĐ - Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, thanh niên - thế hệ trẻ luôn giữ vị trí quan trọng, được ví như rường cột quyết định sự hưng thịnh của dân tộc. Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH Tiêu điểm

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển tốt đẹp, hiệu quả, bền vững lâu dài Tiêu điểm

Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển tốt đẹp, hiệu quả, bền vững lâu dài

Ngày 20/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan hữu quan tổ chức chương trình “Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ”.
Kinh tế tư nhân - động lực cho Việt Nam phát triển thịnh vượng MultiMedia

Kinh tế tư nhân - động lực cho Việt Nam phát triển thịnh vượng

TTTĐ - Chặng đường gần 40 năm đổi mới đã ghi dấu một Việt Nam kiên cường, bứt phá và khát khao phát triển.
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng Tiêu điểm

Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

TTTĐ - "Một nền kinh tế vững mạnh đang hình thành, một thế hệ doanh nhân Việt Nam bản lĩnh và đổi mới, sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết kinh doanh và lòng yêu nước, đang viết tiếp câu chuyện thành công và một tương lai rực rỡ, một nước Việt Nam XHCN sánh vai cùng các cường quốc năm châu như mong nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đang dần trở thành hiện thực trong tương lai gần". Đó là khẳng định của đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Sáng 17/3, tại trụ sở Chính phủ, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Đảng bộ Hà Nội - Tự hào truyền thống vẻ vang, vững bước tiên phong trong kỷ nguyên mới Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng bộ Hà Nội - Tự hào truyền thống vẻ vang, vững bước tiên phong trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - 95 năm - một chặng đường vẻ vang của Đảng bộ thành phố Hà Nội đã hun đúc ý chí kiên cường, bản lĩnh cách mạng và khát vọng vươn lên mạnh mẽ. Từ những năm tháng đấu tranh giành độc lập đến công cuộc đổi mới hôm nay, Đảng bộ và Nhân dân Thủ đô luôn đoàn kết, gương mẫu đi đầu, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.
Xem thêm