Các cửa tiệm cầm đồ thế hệ mới đắt khách tại Hàn Quốc
![]() |
Gặp khó khăn về tài chính, nhiều người Hàn Quốc tìm đến cửa hiệu cầm đồ, thế chấp các thiết bị công nghệ hay món đồ đắt tiền (Ảnh: Reuters) |
Tuy nhiên, ngày nay một loạt cửa hàng cầm đồ mô hình mới đã xuất hiện để phục vụ khách hàng tại xứ củ sâm sở hữu những thiết bị công nghệ đắt tiền hoặc hàng xa xỉ muốn cầm cố để lấy tiền mặt.
Toạ lạc trên con phố Hongdae nhộn nhịp của Seoul, ông Lee Yong-seok là chủ một cửa hàng cầm đồ thế chấp bằng các thiết bị công nghệ.
Trái ngược với hình ảnh truyền thống về các tiệm cầm đồ có song sắt với các biện pháp an ninh nghiêm ngặt, cửa hàng của ông Lee trông giống như bao tiệm bình thường khác, có các tủ trưng bày từ ví, điện thoại thông minh đến máy tính bảng đắt tiền.
Khách hàng của ông Lee chủ yếu ở độ tuổi 20 - 30. “Họ thường vay một khoản tiền nhỏ, từ 200.000 won (156 USD) đến 300.000 won (230 USD), bằng cách để lại máy tính xách tay hoặc máy ảnh kỹ thuật số làm tài sản thế chấp. Nhiều sinh viên đại học và người tìm việc ở độ tuổi ngoài 20 đã đến đây trong những năm gần đây”, ông kể.
![]() |
Một cửa hàng cầm đồ chuyên về các thiết bị công nghệ ở Hongdae, Seoul (Ảnh: Lee Yong-seok) |
Han Jung-woo, 35 tuổi, quản lý một doanh nghiệp tiếp thị trực tuyến nhỏ ở Seoul cho biết anh vừa vay 2 triệu won (hơn 1.500 USD) từ một cửa hàng địa phương. Anh đã thế chấp màn hình máy tính và máy tính xách tay.
“Khách hàng không trả trước sau khi ký hợp đồng dẫn tới cuộc khủng hoảng tiền mặt”, anh Han nói và tiết lộ thêm khoản vay là để trang trải chi phí nhân viên.
Đối với các nhiếp ảnh gia hoặc nhà sản xuất video, việc đến các cửa hàng cầm đồ cũng có là một cách để giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời. Anh Cho, nhiếp ảnh gia 31 tuổi đã mở một studio nhỏ ở Seongsu-dong, phía Đông Seoul, tâm sự: “Tôi đã nhận được những khoản vay bằng việc cầm cố một số máy ảnh cũ để vận hành cửa hàng”.
Tính đến năm ngoái, tại Hàn Quốc, có khoảng 1.150 cửa hàng cầm đồ đang hoạt động trên toàn quốc và khoảng 200 cửa hàng trong số đó chấp nhận các thiết bị điện tử của người vay, theo thống kê của Hiệp hội tài chính cho vay tiêu dùng Hàn Quốc.
Dữ liệu của Chính phủ cũng cho thấy số dư các khoản vay thế chấp tại gần 8.800 tổ chức cho vay trên toàn quốc, bao gồm các cửa hàng cầm đồ, đã tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 7,61 nghìn tỷ won (6 tỷ USD) vào năm 2021 lên 8,54 nghìn tỷ won (6,7 tỷ USD).
Nhiều chuyên gia cho rằng sự bùng nổ của các cửa hàng cầm đồ là dấu hiệu đáng lo ngại về tình trạng kinh tế đang xấu đi; Hoặc đơn giản là sự gia tăng của nhóm người tiêu dùng có tín dụng xấu.
![]() |
Một cửa hàng cầm đồ ở Gangnam, Seoul (Ảnh: (Cashroad Seoul) |
Cửa hàng cầm đồ thường là phương án cuối cùng cho những người tiêu dùng gặp khó khăn về tài chính. Đây là những người không thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các đơn vị cho vay như ngân hàng, tổ chức tài chính do hồ sơ tín dụng kém. Trong số đó có những người nước ngoài mới định cư ở Hàn Quốc và chưa có hồ sơ tín dụng thuận lợi.
Các cửa hàng này cũng không kiểm tra điểm tín dụng của khách hàng, họ chỉ kiểm tra giấy tờ tùy thân, tính xác thực và giá trị thị trường của món đồ được sử dụng làm tài sản thế chấp.
Theo ông Lee, những người nước ngoài xuất trình hộ chiếu hoặc thẻ cư trú có thể nhận được các khoản vay.
Dù cách này có ưu điểm là quy trình nhanh chóng, không để lại dấu vết trong lịch sử tín dụng song người vay tiền ở tiệm cầm đồ có thể phải chịu mức lãi suất cao hơn đáng kể so với mức trần pháp lý là 20%/năm.
Một số cửa hàng còn tính lãi suất khoảng 3% mỗi tháng hay 36% mỗi năm.
Giáo sư Kang Kyung-hoon, tại Đại học Dongguk (Hàn Quốc) cho rằng cái gọi là tài chính “tiệm cầm đồ” thường phát triển mạnh trong nền kinh tế nghèo nàn, nơi không có đủ hỗ trợ tài chính từ những người cho vay cấp một và cấp hai.
“Sự phổ biến này không phải là một điều tốt vì nó biểu thị vai trò hạn chế của định chế tài chính”, ông Kang nói.
![]() TTTĐ - Học sinh có hành vi bắt nạt tại trường học ở Hàn Quốc sẽ bị lưu hồ sơ kỷ luật trong quá trình ... |
![]() TTTĐ - Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc mới đây đã thông qua chương trình hỗ trợ gần 500 USD/tháng cho những ... |
![]() TTTĐ - Trung bình, người Hàn Quốc làm việc 1.915 giờ mỗi năm, cao thứ năm trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác ... |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
