Tag

Các công ty khởi nghiệp Indonesia mạnh tay chi tiền thưởng nhất Đông Nam Á

Nhìn ra thế giới 05/07/2021 12:41
aa
TTTĐ - Các công ty khởi nghiệp của Indonesia sẵn sàng chi nhiều tiền thưởng hơn cho các tài năng công nghệ so với các công ty ở Singapore, Thái Lan, Philippines và Mỹ.
Indonesia: Đề xuất giảm nghèo độc đáo của một Bộ trưởng Indonesia: Khẩu trang đắt hơn cả vàng Jakarta và Bangkok tiếp tục bị chìm dần

Đây là kết quả của một cuộc khảo sát về các công ty đầu tư mạo hiểm do công ty tư vấn Aon thực hiện.

Theo nghiên cứu được công bố vào cuối tháng 6 vừa qua, Indonesia, quốc gia đông dân nhất trong khối ASEAN, đã đứng đầu về mức độ “chịu chi” cho những cho những nhân viên công nghệ lành nghề, tính theo tỷ lệ lương cơ bản.

Theo đó, các công ty khởi nghiệp tại Indonesia sẵn sàng trả thêm 20% thưởng trên mức lương cơ bản để ghi nhận, khuyến khích người tài. So với Singapore và Thái Lan, tỷ lệ này lần lượt là 15%. Trong khi đó ở Philippines chỉ là 13%.

Ravi Nippani, một đối tác liên kết tại Aon, cho biết: “Lý do tại sao các công ty Indonesia tích cực chi thưởng hơn là vì sự thiếu hụt lực lượng nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ”.

Bên cạnh đó, Nippani cũng chia sẻ thêm rằng những nhân sự mà các công ty khởi nghiệp Indonesia nhắm đến thường đã hoặc đang làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia hoặc tổ chức uy tín, nơi chế độ thưởng thường đã vốn hào phóng.

Khảo sát do Aon thực hiện đã thăm dò ý kiến của hơn 100 công ty khởi nghiệp trên khắp Đông Nam Á đang hoạt động trong những lĩnh vực như thương mại điện tử, giao hàng thực phẩm, công nghệ tài chính và gọi xe điện tử.

Khảo sát này cũng đưa ra sự so sánh với các công ty khởi nghiệp tại Mỹ và chỉ ra rằng startup Mỹ đang có sự tụt hậu so với ác đối tác ASEAN vì chỉ thưởng thêm khoảng 10% so với mức lương cơ bản.

Nhân viên làm việc tại Mediatrac, một công ty khởi nghiệp về phân tích dữ liệu ở Jakarta, Indonesia (Ảnh: Reuters)
Nhân viên làm việc tại Mediatrac, một công ty khởi nghiệp về phân tích dữ liệu ở Jakarta, Indonesia (Ảnh: Reuters)

Ở Đông Nam Á, cuộc chiến giành nhân tài đang nóng lên khi các scông ty khởi nghiệp muốn tuyển dụng các chuyên gia lành nghề để thúc đẩy tăng trưởng.

Vào tháng 4 vừa qua, Grab - công ty gọi xe công nghệ cho biết sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua thương vu sát nhập với SPAC.

SPAC là một kiểu công ty vỏ được niêm yết thành lập với mục đích mua lại một công ty mục tiêu chưa niêm yết. Điều này cho phép công ty mục tiêu niêm yết trên các sàn giao dịch công khai mà không cần phải trải qua quá trình kiểm duyệt gian khổ liên quan đến các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Grab được định giá 39,6 tỷ USD. Để chuẩn bị cho sự phát triển, công ty này đã đăng tuyển dụng nhiều vị trí như trưởng nhóm thiết kế sản phẩm hoặc kỹ sư khoa học dữ liệu.

Nghiên cứu của Aon cũng chỉ ra rằng, mặc dù chi nhiều tiền để chiêu mộ các tài năng công nghệ hàng đầu nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng trong thị trường tiêu dùng giàu tiềm năng, các công ty tại Đông Nam Á lại trả lương cơ bản thấp hơn cho các nhân sự có kinh nghiệm.

Theo thống kê, mức lương hàng năm của các chuyên gia cao cấp tại các startup của Mỹ là khoảng 178.000 USD - cao hơn gần 3 lần so với mức trung bình ở Đông Nam á là 55.700 USD. Riêng Singapore, mức lương trung bình cho chuyên gia tại các công ty khởi nghiệp là 133.900 USD.

Tuy nhiên, lương thưởng không phải là yếu tố duy nhất thu hút lao động công nghệ có tay nghề cao.

Theo Juliana Lim, công ty đầu tư mạo hiểm SGInnovate thuộc sở hữu nhà nước của Singapore chia sẻ: “Nhiều người muốn bước vào các công ty có thể mang đến cho họ cơ hội được đóng góp lớn ở giai đoạn sơ khai. Nhiều người khi mới bước vào các công ty còn ở độ tuổi rất trẻ. Họ chỉ đảm nhiệm những vai trò nhỏ bé, nhưng sau đó, họ dần phát triển, đảm đương vai trò to lớn hơn. Thậm chí họ, trở thành những người phát triển một startup cùng với đội ngũ những nhà sáng lập”.

Ngoài ra, cơ hội việc làm đã mở rộng hơn nhiều, các công ty ngày càng sẵn sàng thuê nhân viên làm việc từ xa.

Đọc thêm

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025 Nhìn ra thế giới

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025

Châu Âu đối mặt ngã rẽ năm 2025 với kinh tế trì trệ, chính trị bất ổn và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cánh hữu.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng Nhìn ra thế giới

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng

Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã đồng thuận thông qua Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là “Công ước Hà Nội”. Đây là lần đầu tiên một địa điểm của Việt Nam được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến một lĩnh vực quan trọng và được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Việc Liên hợp quốc lựa chọn Thủ đô Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Liên hợp quốc. Lựa chọn này phản ánh vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cũng như sự tham gia đóng góp tích cực, trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong toàn bộ quá trình đàm phán Công ước.
Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp Nhìn ra thế giới

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Các hãng hàng không thương mại đang trở thành "điểm nóng" cho bọn trộm trên máy bay. Hai tuần trước, 2 công dân Trung Quốc đã bị tòa án Balik Pulau phạt tổng cộng 5.700 RM (1.730 USD) vì đã trộm hơn 5.500 RM một chuyến bay từ Penang đến Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc này là mới nhất trong một loạt các vụ trộm đã xảy ra trên các chuyến bay thương mại gần đây.
Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Xem thêm