Bữa cơm tất niên: Nghi lễ văn hóa độc đáo của người Việt
Ấm áp tình hàng xóm từ những bữa tiệc tất niên Những bữa tiệc tất niên ấm áp tình thân Người trẻ “cháy túi” với những cuộc tất niên triền miên Mâm cỗ cúng bán sẵn "đắt khách" ngày 29 Tết |
Theo các chuyên gia văn hoá, bữa cơm tất niên là một trong những nghi lễ văn hóa độc đáo của người Việt. Đây được coi là nghi thức để mời ông Công, ông Táo về trần thế, tiếp tục cai quản việc bếp núc sau khi đã lên chầu trời ngày 23 tháng Chạp.
Đây cũng là dịp để mời ông bà, tổ tiên, những người đã khuất về ăn Tết, sum họp cùng con cháu. Đồng thời cũng là bữa cơm kết nối các thế hệ trong gia đình, để tiễn năm cũ qua đi và đón mừng năm mới vạn sự hanh thông, nhiều điều tốt đẹp.
![]() |
Người Việt thường cúng tất niên vào những ngày cuối năm âm lịch nhưng đa số chọn cúng vào ngày cuối cùng của năm |
Người Việt thường cúng tất niên vào những ngày cuối năm Âm lịch nhưng đa số chọn cúng vào ngày cuối cùng của năm. Để thực hiện nghi lễ cúng tất niên, gia chủ cần chuẩn bị một mâm cơm tươm tất kèm một số lễ vật không thể thiếu.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà hướng dẫn, mâm cúng tất niên cần các loại lễ vật như: Trái cây, trầu cau, nhang, đèn, bình hoa, gạo, muối, rượu, trà…
Mâm cỗ cúng tất niên có thể là món chay hoặc mặn, tùy từng vùng miền và thói quen của các gia đình. Đó là những món ăn quen thuộc ngày Tết, được chế biến thơm ngon, bày biện đẹp mắt.
![]() |
Mâm cúng tất niên cần các loại lễ vật như: Trái cây, trầu cau, nhang, đèn, bình hoa, gạo, muối, rượu, trà... |
Bữa cơm tất niên không cần chuẩn bị “mâm cao cỗ đầy”. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, gia chủ có thể làm mâm cỗ cầu kỳ hoặc đơn giản, thanh đạm.
Mâm cúng tất niên có thể cúng ở trong nhà hoặc ngoài trời và có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng miền. Tại miền Bắc, mâm cỗ miền Bắc nói chung và người Hà Nội nói riêng đều có xôi gấc, bánh chưng, dưa hành muối, nem, giò thủ, gà luộc và thịt đông. Trong đó, thịt đông là món ăn đặc trưng của người miền Bắc mà các vùng miền khác thường không có.
Ngoài những món không thể thiếu, mỗi gia đình thường có thêm một số món như: Bóng xào thập cẩm, canh măng, miến xào mề gà…
![]() |
Truyền thống ngày xưa, mâm cỗ cúng cần 4 bát, 4 đĩa. Những nhà khá giả hoặc làm quan thì làm 6 bát, 6 đĩa, thậm chí 8 bát, 8 đĩa |
Truyền thống ngày xưa, mâm cỗ cúng cần 4 bát, 4 đĩa. Những nhà khá giả hoặc làm quan thì làm 6 bát, 6 đĩa, thậm chí 8 bát, 8 đĩa. Trước đây, người Hà Nội thường sống chung nhiều thế hệ dưới một mái nhà. Vì vậy, đông người thì cỗ phải nhiều bát, nhiều đĩa.
Ngày nay, cách bày mâm cỗ theo bát đĩa không còn phù hợp. Các gia đình trẻ không có nhiều thời gian để nấu nướng. Vì vậy, tùy theo bối cảnh gia đình mà gia chủ chuẩn bị mâm cỗ nhiều hay ít.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Ngãi rộn ràng lễ hội “Carnival Quảng Ngãi xin chào!”

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn

Để Hà Nội là một điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo…

Không để xảy ra tình trạng xe chở quá tải, bán vé cao hơn giá quy định

Những địa điểm "đừng bỏ qua" khi đến TP Hồ Chí Minh dịp 30/4

Lâm Đồng và Đắk Nông đẩy mạnh kết nối giao thông

Điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Nguyễn Ngọc Vũ

Thảo cầm viên Sài Gòn miễn phí vé cho người sinh ngày 30/4
