Tag

Bỏ Thanh tra huyện, ngân sách Nhà nước sẽ có nguy cơ thất thu hàng nghìn tỷ đồng

Tin tức 25/10/2022 10:09
aa
TTTĐ - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, sáng 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).
Cần quy định rõ thời gian công khai kết luận thanh tra Thanh tra thuế đột xuất Công ty Tân Tạo sau vụ lùm xùm tạm ứng nghìn tỷ đồng Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt vi phạm liên quan đến Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến tán thành với dự thảo luật về việc duy trì hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính như hiện hành, gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện.

Bỏ Thanh tra huyện, ngân sách Nhà nước sẽ có nguy cơ thất thu hàng nghìn tỷ đồng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo trước Quốc hội

Về Thanh tra huyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Thanh tra huyện đã có quá trình hình thành và phát triển ổn định, lâu dài. Việc tiếp tục duy trì, củng cố Thanh tra huyện để tham mưu, giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra là cần thiết.

Thanh tra huyện không chỉ thực hiện nhiệm vụ về thanh tra mà còn là đầu mối tổ chức triển khai nhiều nhiệm vụ được giao trong các luật khác. Những bất cập trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện thời gian qua không phải do thiết chế này không còn phù hợp mà vì chưa được bố trí đủ nguồn lực để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Việc không duy trì Thanh tra huyện tuy giảm được số lượng lớn cơ quan nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước trên địa bàn các đơn vị hành chính cấp huyện.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho quy định về Thanh tra huyện như trong dự thảo Luật.

Về việc thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ; Thanh tra Cục thuộc Tổng cục, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Luật Thanh tra hiện hành thì tại các Tổng cục, Cục thuộc Bộ không thành lập tổ chức thanh tra chuyên ngành nhưng để đáp ứng yêu cầu quản lý thì Luật quy định Chính phủ xem xét, quyết định giao một số Tổng cục, Cục thuộc Bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Việc dự thảo Luật quy định thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ là nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về tổ chức cơ quan thanh tra chuyên ngành tại một số Tổng cục, Cục thuộc Bộ; Tạo cơ sở pháp lý minh bạch cho hoạt động thanh tra chuyên ngành tại các cơ quan này. Việc thành lập này về thực chất không làm phát sinh tổ chức, biên chế mới.

Về ý kiến đề nghị thành lập cơ quan thanh tra tại một số Cục thuộc Tổng cục là đơn vị ngành dọc đóng tại địa phương hiện đang được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 không quy định việc thành lập cơ quan thanh tra tại Cục là đơn vị đóng tại địa phương thuộc Tổng cục.

Tuy nhiên, một số luật như Luật Quản lý thuế, Luật Thống kê đã quy định giao các cơ quan ngành dọc đóng tại địa phương (Cục Thuế, Cục Hải quan, Chi cục Thuế, Chi cục Hải quan địa phương, Cục Thống kê cấp tỉnh) thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Chỉ tính riêng trong lĩnh vực thuế, theo báo cáo của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2017 - 2021 các đơn vị làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại 63 Cục Thuế cấp tỉnh đã thực hiện hơn 31 nghìn cuộc thanh tra, chiếm 99% tổng số cuộc thanh tra của toàn ngành, qua đó thu hơn 33,5 nghìn tỷ đồng, bằng 78% số thu qua thanh tra toàn ngành.

Như vậy, nếu không tổ chức cơ quan thanh tra tại Cục Thuế địa phương thì chỉ với đội ngũ công chức tại Thanh tra Tổng cục Thuế không thể đảm đương được khối lượng công việc rất lớn. Bộ Tài chính cho rằng nếu bỏ chức năng thanh tra của Cục Thuế, Cục Hải quan (tỉnh, khu vực) thì ngân sách nhà nước sẽ có nguy cơ thất thu thuế nhiều nghìn tỷ đồng.

Vì vậy, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung quy định về thành lập cơ quan thanh tra tại Cục thuộc Tổng cục được tổ chức theo hệ thống ngành dọc đặt tại địa phương, có phạm vi đối tượng quản lý lớn, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội (khoản 3 Điều 18 của dự thảo Luật).

Về Thanh tra sở, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Thanh tra sở là phù hợp với chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

Tuy nhiên, việc phân quyền cho địa phương quyết định thành lập Thanh tra sở cần được tiến hành từng bước, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Đọc thêm

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận Tin tức

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

TTTĐ - Cán bộ Mặt trận các quận, huyện, thị xã phải tích cực tuyên truyền, giám sát và tham gia lấy ý kiến Nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả Tin tức

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

TTTĐ - Sáng 18/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội Đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 Tin tức

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

TTTĐ - Sáng 18/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới Tin tức

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Chiều 17/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai) trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường Tin tức

Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý 2 vấn đề Hà Nội quan tâm nghiên cứu triển khai trong thời gian tới. Một là, xây dựng chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm, không để cho sữa giả, thuốc giả, thực phẩm mất an toàn ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe người dân và du khách. Hai là, trong phát triển giáo dục - đào tạo, thành phố tính toán hỗ trợ thêm bữa ăn để tăng dinh dưỡng cho học sinh các cấp học trên địa bàn.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” Tin tức

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
FPT Long Châu bác bỏ thông tin thất thiệt về sản phẩm Happy Mom Tin tức

FPT Long Châu bác bỏ thông tin thất thiệt về sản phẩm Happy Mom

FPT Long Châu đã chính thức phản hồi rằng các thông tin đang lan truyền về sản phẩm Happy Mom là thông tin bịa đặt, không đúng sự thật.
Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới Tin tức

Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Chuyển đổi trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ Nhân dân Tin tức

Chuyển đổi trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu chuyển từ thụ động phục vụ Nhân dân sang tích cực chủ động phục vụ nhân dân, với định hướng chính quyền phải gần dân, sát dân, hiểu dân.
Xem thêm