Tag
Giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển"

Biết ơn, sống xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha anh

Tin tức 20/09/2024 21:07
aa
TTTĐ - Tọa đàm trực tuyến "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển" góp phần tuyên truyền về truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang và những đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời góp phần tuyên truyền về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" cho thế hệ trẻ hôm nay.
Tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của thế hệ cha anh
Các nhân chứng lịch sử tham gia tọa đàm
Các nhân chứng lịch sử chia sẻ tại buổi gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển”

Trong không khí cả nước đang tưng bừng chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), chiều 20/9, Báo Hànộimới tổ chức gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển”.

Gần 400 thanh niên tham gia công tác "dân vận" trước ngày Đoàn quân tiến về tiếp quản Hà Nội

Các nhân chứng lịch sử tham gia tọa đàm có Đại tá Bùi Gia Tuệ (sinh năm 1931), nguyên Trưởng phòng Pháp chế (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng), một những người lính đầu tiên trở về tiếp quản Thủ đô trong ngày 10/10/1954; ông Nguyễn Thụ, sinh năm 1933, chứng nhân lịch sử tham gia tiếp quản Thủ đô; ông Nguyễn Văn Trác, sinh năm 1932, tham gia Lễ duyệt binh ngày 2/9/1955 và tham gia 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"; ông Nguyễn Văn Khang, sinh năm 1935, Trưởng ban liên lạc Đội thanh niên xung phong tiếp quản Thủ đô; bà Dương Thị Vịn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong TP Hà Nội.

Quang cảnh cuộc gặp mặt, giao lưu trực tuyến.
Quang cảnh cuộc gặp mặt, giao lưu trực tuyến

Cách đây 70 năm, sự kiện Giải phóng Thủ đô đã chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ kéo dài gần 100 năm của thực dân Pháp tại miền Bắc. Đây là một bước ngoặt quyết định trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của dân tộc, đây cũng là mốc son quan trọng: Ngày Giải phóng Thủ đô đã được chọn làm ngày lễ quốc gia để tôn vinh tinh thần đoàn kết và ý chí chiến đấu quả cảm của Nhân dân ta.

Sự kiện cũng mở ra một thời kỳ mới khi Nhân dân ta có thể tự quyết định vận mệnh của mình và tham gia vào việc xây dựng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây, toàn Đảng, toàn dân ta bắt đầu vào công cuộc kiến thiết đất nước với những chính sách đổi mới phát triển kinh tế, xã hội và đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Khang, Trưởng ban liên lạc của đội thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô cho biết: "Lúc đó, chúng tôi được tuyển chọn vào Đội Thanh niên xung phong tiếp quản Hà Nội, gần 400 người, có nhiệm vụ về Hà Nội trước, từ khoảng ngày 3 đến 6/10/1954.

Chúng tôi làm nhiệm vụ "có một không hai" là tiền trạm, tiếp xúc với Nhân dân Hà Nội trước khi Đoàn quân tiến về tiếp quản. Lúc bấy giờ, do thông tin xuyên tạc, lôi kéo của địch, người dân vùng tạm chiếm và quân kháng chiến có những điều không hiểu nhau nên nhiệm vụ của chúng tôi là làm công tác vận động, tuyên truyền, tiếp xúc với người dân để mọi người thông suốt.

Khi tiếp quản, chúng tôi đã tháo dỡ những khẩu hiệu phản động, giải thích các chính sách của Chính phủ ta là sẽ duy trì cuộc sống như trước đây, cuộc sống không có gì thay đổi, xáo trộn. Sự giải thích kiên trì của chúng tôi đã làm yên lòng những người đang sống ở Hà Nội lúc đó.

Đây là việc làm sáng suốt của Chính phủ để người dân Hà Nội hiểu hơn về đoàn quân khi tiếp quản Hà Nội. Ngoài việc giải thích chính sách của Chính phủ, chúng tôi còn có nhiệm vụ dạy thanh niên, thiếu nhi hát, cùng đồng bào chuẩn bị khẩu hiệu, cổng chào để đón bộ đội trở về vào ngày 10/10/1954".

Còn Đại tá Bùi Gia Tuệ, nguyên Trưởng phòng Pháp chế - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, trên đường tiến về tiếp quản Thủ đô, Sư đoàn 308 chia sẻ: "Chúng tôi vinh dự được gặp Bác Hồ trên Đền Hùng, được Bác giao nhiệm vụ trở về tiếp quản Thủ đô. Vì sao Bác Hồ dùng chữ "trở về", bởi vì Bác biết rằng chúng tôi từ Hà Nội ra đi. Trước khi rời Thủ đô lên đường kháng chiến chống Pháp, chúng tôi đã viết khẩu hiệu ngắn lên tường: "Sẽ có ngày trở về Hà Nội".

Ngày tiếp quản Thủ đô, xe của tôi là xe tiến vào thứ 3, đi sau hai xe của Chủ tịch Ủy ban Quân quản Vương Thừa Vũ và Phó Chủ tịch Ủy ban quân chính thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng; đi từ Hà Đông, vào Cửa Nam, qua Hàng Đậu, hàng Ngang, Hàng Đào….

Tôi ngồi ngay đầu xe bên phải, chứng kiến sự hân hoan, mừng vui chào đón của hàng vạn bà con mà xúc động vô cùng. Các nữ sinh Trưng Vương ùa ra đón, ôm lấy, khiến chúng tôi càng thêm xúc động… Đó là phút giây thực sự hạnh phúc mà tôi không thể nào quên".

Nhớ về về những tháng ngày tập luyện cho Lễ duyệt binh hùng tráng ngày 2/9/1955, ông Nguyễn Văn Trác (tham gia Lễ duyệt binh ngày 2/9/1955 và tham gia 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không) chia sẻ: "Cuộc duyệt binh năm 1955 là cuộc duyệt binh rất lớn, lớn hơn lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính Hà Nội tổ chức tại sân vận động Cột Cờ chiều ngày 10/10/1954".

Những giây phút hạnh phúc không thể nào quên

Năm 1955, ông Trác lúc đó mới 23 tuổi, công tác ở Tiểu đoàn thông tin của Đại đoàn 312. Được đi duyệt binh, ai cũng như ai đều cảm thấy phấn khởi, vinh dự nên dù còn khó khăn, gian khổ cũng không nản lòng. Đơn vị ông dù đóng quân ở Bắc Ninh vẫn hành quân bộ về Hà Nội tập luyện, duyệt binh xong lại hành quân về địa điểm đóng quân.

"Luyện tập ở sân bay Bạch Mai, nắng như thế nhưng chúng tôi ai cũng khỏe, cao to; tôi cao 1m70 cũng chỉ đứng thứ 7 trong khối duyệt binh của đơn vị. Kỷ niệm đặc biệt nhất đối với chúng tôi khi đó là được gặp Bác Hồ thăm trong khi luyện tập tại sân bay Bạch Mai. Bác đi chậm dọc hàng quân, động viên cán bộ, chiến sĩ.... Chúng tôi khi đó, qua 9 năm kháng chiến đều gọi Bác là "cụ Hồ"", ông Trác chia sẻ.

Đại tá Nguyễn Thụ, nguyên Trung đội trưởng Bộ binh thuộc Đại đội 269 - Tiểu đoàn 54 - Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 về tiếp quản Thủ đô kể: "Lúc đó, tôi có quá nhiều cảm xúc. Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, không khí khác hoàn toàn. Trong kháng chiến, quân đội hành quân ban đêm, ở sâu trong rừng, giữ bí mật... Nay bước sang hòa bình, cảm xúc đầu tiên là chúng tôi vui mừng khôn xiết khi cả miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Thủ đô được tiếp quản nguyên vẹn.

Cảm nhận thứ hai là chúng tôi nhớ đến các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô năm xưa đã chiến đấu dũng cảm 60 ngày đêm để bảo vệ Thành Hà Nội và cuộc rút lui đầy mưu trí qua sông Hồng về chiến khu Việt Bắc.

Thứ ba, chúng tôi đều rất muốn nhanh chóng về Hà Nội. Gần như tất cả chúng tôi là thanh niên nông thôn, nhiều người chưa ra khỏi lũy tre làng nên không biết thành phố trông như thế nào. Khi đó, chúng tôi háo hức về để xem thành phố. Đi qua đường phố, tất cả chúng tôi ngắm nhìn mọi thứ với tâm trạng háo hức, lạ lẫm.

Cảm xúc thứ tư là mong mỏi được về thăm quê hương. Suốt những năm kháng chiến, chúng tôi đã không có một lá thư về cho gia đình".

Em Nguyễn Mỹ Hạnh, học sinh lớp 12D2, Trường THPT Việt Đức.
Em Nguyễn Mỹ Hạnh, học sinh lớp 12D2, Trường THPT Việt Đức

Tham dự cuộc gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử có hơn 100 bạn học sinh của Trường THPT Việt Đức. Thay mặt học sinh của trường, em Nguyễn Mỹ Hạnh, học sinh lớp 12D2, đã chia sẻ cảm xúc tự hào, xúc động.

“Em xin thay mặt các bạn học sinh cảm ơn các vị đại biểu với những câu chuyện xúc động, tái hiện lịch sử hào hùng của Hà Nội trong 70 năm qua một cách sống động. Qua các câu chuyện, em và các bạn nhận thức được rằng, việc giành độc lập, tự do vô cùng khó khăn và đáng quý. Chúng em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu học tập, góp sức xây dựng Hà Nội và đất nước, xứng đáng với những hy sinh của các thế hệ ông cha”, em Nguyễn Mỹ Hạnh bày tỏ.

Đọc thêm

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước Tin tức

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận Tin tức

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

TTTĐ - Cán bộ Mặt trận các quận, huyện, thị xã phải tích cực tuyên truyền, giám sát và tham gia lấy ý kiến Nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả Tin tức

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

TTTĐ - Sáng 18/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội Đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 Tin tức

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

TTTĐ - Sáng 18/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới Tin tức

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Chiều 17/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai) trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường Tin tức

Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý 2 vấn đề Hà Nội quan tâm nghiên cứu triển khai trong thời gian tới. Một là, xây dựng chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm, không để cho sữa giả, thuốc giả, thực phẩm mất an toàn ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe người dân và du khách. Hai là, trong phát triển giáo dục - đào tạo, thành phố tính toán hỗ trợ thêm bữa ăn để tăng dinh dưỡng cho học sinh các cấp học trên địa bàn.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” Tin tức

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
FPT Long Châu bác bỏ thông tin thất thiệt về sản phẩm Happy Mom Tin tức

FPT Long Châu bác bỏ thông tin thất thiệt về sản phẩm Happy Mom

FPT Long Châu đã chính thức phản hồi rằng các thông tin đang lan truyền về sản phẩm Happy Mom là thông tin bịa đặt, không đúng sự thật.
Xem thêm