Tag

Bệnh viện Bạch Mai quyết liệt thay đổi tư tưởng chiến lược, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Sức khỏe 21/04/2021 08:00
aa
TTTĐ - Một năm trở lại đây, Bệnh viện (BV) Bạch Mai đã có sự thay đổi lớn thái độ phục vụ người bệnh, cảnh quan môi trường, chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, không có công cuộc "thay máu" nào không vấp phải những khó khăn, ý kiến trái chiều.
Bệnh viện Bạch Mai: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh Tin tức trong ngày 14/4: Một bệnh nhân được bảo hiểm y tế chi trả hơn 38 tỷ đồng Bệnh viện Bạch Mai chi viện bác sĩ Nhi khoa cho Bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vất vả tại nơi "tâm dịch" Covid-19

Bệnh viện Bạch Mai hướng tới chăm sóc toàn diện người bệnh

Với việc chuyển đổi mô hình quản trị mới (thực hiện thí điểm tự chủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) kết hợp tác động của dịch Covid-19 (phải cách ly toàn bệnh viện), Bệnh viện Bạch Mai đang có nhiều điều chỉnh nhằm hướng đến chăm sóc toàn diện người bệnh.

Khi bắt tay vào triển khai các hoạt động theo đề án thí điểm tự chủ thì dịch Covid-19 xảy ra, bệnh viện phải cách ly toàn bộ, trong khi hoạt động cứu chữa người bệnh vẫn được thực hiện (ở quy mô nhỏ).

Cảnh quan, khuôn viên bệnh viện đã thay đổi rõ rệt, hệ thống mái che phục vụ người nhà bệnh nhân
Cảnh quan, khuôn viên bệnh viện đã thay đổi rõ rệt, hệ thống mái che phục vụ người nhà bệnh nhân

Ngay sau khi trở lại trạng thái bình thường, bệnh viện tiến hành điều chỉnh, xây dựng, cập nhật các quy trình chuyên môn đưa chất lượng dịch vụ điều trị, chăm sóc lên hàng đầu nhằm hướng tới tất cả người bệnh đều được phục vụ tốt nhất.

Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau khi kiểm soát được dịch Covid-19, bệnh viện tiến hành cải tổ lại bộ máy; Nhiều quy trình hệ thống liên quan chăm sóc người bệnh được chuẩn hóa, lấy người bệnh làm trung tâm, trong đó lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu.

Bệnh viện tổ chức sắp xếp lại cơ cấu trong bệnh viện để phù hợp với mô hình vận hành mới, đã có nhiều thay đổi nhìn thấy rõ về mặt hình thức (sạch sẽ hơn, người dân đi lại thuận tiện hơn, công tác chất lượng chăm sóc nâng lên...) nhưng cũng có những quy trình phải cần thời gian mới phát huy tác dụng (như vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn, kháng sinh dự phòng...) và một khi có hiệu quả thì sẽ có tác động sâu rộng, thể hiện rõ gốc rễ trong chất lượng điều trị.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bệnh nhân hưởng lợi

Mới đây, thông tin 221 người lao động, nhân viên y tế BV Bạch Mai đã nghỉ việc chi trong hơn 1 năm đã khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Bệnh viện lý giải, do đơn vị tinh giản một số bộ phận, thu nhập giảm vì Covid-19, tâm lý nhân viên căng thẳng bởi áp lực đổi mới và giảm lương.

Mặt khác, dù có 221 người nghỉ nhưng ngay sau đó bệnh viện này tuyển thêm 506 người mới. Ngoài việc tuyển thêm gần gấp đôi số người nghỉ việc, bệnh viện còn xây dựng cả bản đồ quy hoạch không gian kiến trúc mới, sửa sang và xây đi xây lại nhiều khu vực.

Tuy nhiên khi được hỏi về việc hơn 221 cán bộ, nhân viên tại Bệnh viện Bạch Mai nghỉ việc và chuyển công tác, nhiều bệnh nhân khác đều cho rằng đó là sự sắp xếp riêng của lãnh đạo bệnh viện. Là người bệnh nên họ tất cả chỉ quan tâm tới chất lượng dịch vụ còn lại nếu có bất kỳ thay đổi nào mà giúp bệnh viện được tốt lên thì cũng là việc nên làm, vì việc đó đem lại lợi ích cho người dân.

Nhiều người nhận ra rõ rệt khâu đón tiếp bệnh nhân của Bệnh viện Bạch Mai đã thay đổi rất nhiều.
Nhiều bệnh nhân nhận thấy khâu đón tiếp bệnh nhân của Bệnh viện Bạch Mai đã thay đổi rất nhiều

Theo khám định kỳ ở Bệnh viện Bạch Mai 10 năm nay, ông N.V.T, 61 tuổi, ở Bắc Giang chia sẻ, khi biết chuyện 221 nhân viên tại đây nghỉ việc, ông có chút hoang mang, lo lắng. Là bệnh nhân nên ông thừa nhận chỉ quan tâm tới chất lượng dịch vụ, còn vấn đề nhân sự do lãnh đạo bệnh viện tự sắp xếp. Ông nói miễn sao cho người dân được lợi.

hài lòng về chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện Bạch Mai thay đổi trong thời gian qua.
Bệnh nhân hài lòng về chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện Bạch Mai thay đổi trong thời gian qua.

“Trước đây khi đi khám có khi tôi phải mất cả buổi sáng, tới viện tìm phòng cũng khó khăn. Nhưng một năm trở lại đây, khi tới Bạch Mai, ngay từ cổng đã có người hướng dẫn tới từng khu, phòng nên tôi chỉ mất một tiếng là xong.

Tôi và nhiều bệnh nhân, người nhà của họ thấy dịch vụ nơi đây thay đổi nhiều, theo chiều hướng tốt hơn. Từ xe điện, ô che nắng, máy sưởi hay thậm chí cả nhà vệ sinh cũng sạch sẽ. Tôi rất yên tâm và hài lòng với dịch vụ bây giờ của Bệnh viện Bạch Mai”, ông T chia sẻ.

Nhiều năm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, ông P.C.M, 76 tuổi, ở Bắc Giang cũng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của bệnh viện này. Theo ông M, những thay đổi đó có lợi cho người bệnh và người nhà, đặc biệt là người nghèo vì giúp họ giảm bớt được gánh nặng về kinh tế.

Trước đây khi điều trị, lúc nào ông cũng phải có người thân bên cạnh để chăm sóc, khiến việc ăn uống, sinh hoạt bị ảnh hưởng và rất tốn kém. So với trước đó, mỗi ngày gia đình ông đều phải lo chi phí sinh hoạt ăn uống cho ông và người nhà đi cùng để chăm sóc. Tuy nhiên hiện nay phòng của ông có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng lo hết phần việc này.

“Chuyện ăn uống họ cũng lo hết, ngày ba bữa 100.000 đồng, giá rẻ lại đa dạng. Hôm nào không muốn ăn thì báo huỷ để bệnh viện sắp xếp. Từ ăn uống, ngủ nghỉ đều bệnh viện lo hết", ông M nói.

Để Bạch Mai mãi là bệnh viện đầu ngành của Việt Nam cần phải "thay đổi" tư tưởng chiến lược

Nói về những thay đổi chiến lược của Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch Viện Nghiên cứu y học bản địa Việt Nam chia sẻ: "Quả thật, trong giai đoạn chuyển đổi sang chế độ tự chủ, BV Bạch Mai cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi giữa năm 2020 xảy ra hai sự kiện: Giám đốc cũ bị điều tra, Giám đốc mới - GS Nguyễn Quang Tuấn chân ướt chân ráo mới về đã phải chịu "một đòn" gây shock "lây nhiễm Covid-19". Giữa bộn bề vừa phải lập tức tự chủ kinh tế hoàn toàn, tự trả lương cho hàng nghìn cán bộ, nhân viên, vừa hỗ trợ các bệnh viện khác trong cơn dịch... đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế và pháp luật nếu theo mãi cơ chế cũ, nền nếp cũ, quản lý kiểu "cứ cách cũ mà làm" thì liệu Bạch Mai có tiếp tục là đầu ngành mãi được không?".

Bác sĩ Hoàng Sầm cũng thẳng thắn nhận định: "Bệnh viện Bạch Mai, theo năm tháng nay đã trở nên "cũ kỹ" trên nhiều phương diện: Cấu trúc hạ tầng, cách quản lý và cả trong cách nghĩ, cách làm. Bởi Bạch Mai là một bệnh viện tuyến đặc biệt có thương hiệu từ thời Pháp.

Bệnh viện ra đời năm 1911, ban đầu còn nhỏ bé và có tên là Nhà thương Cống Vọng. Năm 1935, Bệnh viện có tên Hospital de René Robin, quy mô lớn hơn, là cơ sở thực hành của trường Đại học Y khoa Đông Dương. Năm 1945, bệnh viện mới có tên là Bạch Mai.

Qua các đời thầy Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung và nhiều tiền bối khác, đây là bệnh viện lớn nhất nước và được nhà nước bao cấp, chữa bệnh không mất tiền. Những người thầy, những cây đa, cây đề như cố giáo sư Hồ Đắc Di, Đặng Văn Chung, Tôn Thất Tùng, Trịnh Ngọc Phan, Đỗ Đình Địch, rồi thầy Nhạc, thầy Khải, thầy Trạch, thầy Đính, thầy Chương, thầy Hinh... họ đã quản lý lý bệnh viện rất tốt, mang lại rất nhiều ích lợi cho người dân.

Ngày đó khác bây giờ. Ngày đó, họ có "quyền lực đạo đức" giám sát, họ không nói nhiều, học theo Bác Hồ, cứ lợi cho người bệnh là hết mình làm việc. Làm việc lâu trong môi trường bao cấp, một số cán bộ nhân viên bắt đầu có tư tưởng ỷ lại, dựa vào bao cấp và thương hiệu, uy tín sẵn có, ít nhiều có những dấu hiệu ban ơn cho người bệnh. Tôi cảm nhận được điều này, vì gần cuối thập niên 70 của thế kỉ trước tôi từng học và làm việc ở đây. Ngược lại, người bệnh có tâm lý rằng, nếu muốn an tâm khi điều trị, tốt nhất phải quen ai đó, càng quan hệ tốt với họ, quá trình điều trị càng yên tâm. Nếu không, chả lẽ không có chút lót tay, cảm ơn...".

Vì tính thương hiệu, tính uy tín, tính bao cấp, nên Bệnh viện Bạch Mai sau này có tới 55 đơn vị trực thuộc, trong đó có thêm các bệnh viện chuyên khoa như Viện Da liễu, Viện Huyết học - Truyền máu, Viện Nhiệt đới... chưa kể các bệnh viện vệ tinh khác nằm trong sự quản lý chung của Bạch Mai.

Nói khác đi là nhiều "viện con" nằm trong "viện mẹ". Mỗi "viện con" lại có hệ thống tổ chức cán bộ riêng, giám đốc riêng, có hệ thống hậu cần riêng, có chính sách đãi ngộ riêng... Sự phân chia này dẫn đến phân quyền, phân mảnh chính sách đãi ngộ cán bộ, quản lý y đức, quản lý nhân sự, quản lý chuyên môn... theo các mức độ khác nhau.

"Để Bệnh viện Bạch Mai mãi mãi là bệnh viện đầu ngành của Việt Nam, có thể sánh tầm quốc tế thì chúng ta cần vẽ ra một viễn cảnh về bệnh viện trong tương lai với tầm nhìn đến năm 2050 để từ đó "thay đổi" tư tưởng chiến lược, chỗ đứng để có cách nhìn mới, cách quản lý, cạnh tranh, thực hành, thay đổi cả những nhân sự không phù hợp, mà trước hết đổi mới tư duy, bỏ nếp nghĩ cũ... chỉ tuân theo sự chỉ dẫn của pháp luật và nhu cầu của thị trường dịch vụ y tế. Thay cũ đổi mới mà đúng khuynh hướng, xu thế của thời đại, có tầm nhìn xa là vô cùng cơ bản, quan trọng và khẩn thiết", Bác sĩ Hoàng Sầm, Chủ tịch Viện Nghiên cứu y học bản địa Việt Nam khẳng định.

Đọc thêm

Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai Tin Y tế

Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai

Chiều 17/4, sau khi kiểm tra thực địa tại dự án Cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng Tin Y tế

21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng

TTTĐ - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.
Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt Tin Y tế

Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã cấp cứu một bé gái bị bỏ rơi tại bụi chuối bên bờ sông, trẻ được phát hiện trong tình trạng người tím tái, bị hạ thân nhiệt.
Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96% Tin Y tế

Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96%

TTTĐ - Ngày 17/4, theo thông tin của Bộ Y tế, tuần 15 vừa qua (từ 5/4 đến 11/4/2025), cả nước ghi nhận 4.519 trường hợp nghi sởi, giảm 6,3% so với tuần trước (4.822 trường hợp).
Tạo hình dạ dày ống đứng, giảm béo cho cô gái nặng 102kg Tin Y tế

Tạo hình dạ dày ống đứng, giảm béo cho cô gái nặng 102kg

TTTĐ - Dù đã áp dụng nhiều phương pháp giảm cân nhưng bất thành, áp lực tâm lý đè nặng từ việc béo phì tới 102kg khiến cô gái 28 tuổi rơi vào tuyệt vọng, thậm chí có ý nghĩ tự tử.
Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ" Sức khỏe

Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ"

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa điều trị một ca bệnh hiếm gặp, các bác sĩ phát hiện ký sinh trùng sống trong mắt khiến bệnh nhân bị đau nhức mắt kéo dài.
Hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết Tin Y tế

Hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

TTTĐ - Bộ Y tế đã có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tăng cường triển khai công tác y tế trường học Tin Y tế

Tăng cường triển khai công tác y tế trường học

TTTĐ - Bộ Y tế đã có công văn 2157/BYT-PB 2025 về việc tăng cường triển khai công tác y tế trường học gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong bệnh lý hô hấp Tin Y tế

Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong bệnh lý hô hấp

TTTĐ - Ngày 16/4, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức hội thảo Dược lâm sàng với chủ đề “Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong bệnh lý hô hấp và các bệnh đồng mắc”.
Tăng cường hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm Tin Y tế

Tăng cường hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm

TTTĐ - Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội ban hành kế hoạch hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố năm 2025.
Xem thêm