Tag

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo nhiều năm bị hẹp tắc tĩnh mạch

Tin Y tế 09/04/2025 14:38
aa
TTTĐ - Thông tin từ Bệnh viện E cho biết, mới đây bệnh viện tiếp nhận một số bệnh nhân suy thận bị hẹp cầu nối AVF và được các bác sĩ can thiệp kịp thời.
"Trạm yêu thương" mang Tết đến sớm với xóm chạy thận Bố mẹ tự ý bỏ điều trị chuyển sang dùng thuốc Nam, con có nguy cơ thay thận Tiếp thêm nghị lực cho bệnh nhân nghèo trước thềm năm mới Chạy thận nhân tạo tại tuyến huyện: Giảm bớt gánh nặng cho người bệnh

Theo ThS.BS Nguyễn Hoàng Nam, Phó khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, đây là cầu nối giữa động mạch và tĩnh mạch được tạo ra nhờ phẫu thuật, giúp tạo ra một đường tiếp cận mạch máu có lưu lượng đủ lớn để đảm bảo hiệu quả lọc máu.

Ưu điểm nổi bật của cầu nối AVF là độ bền cao, có thể sử dụng trong nhiều năm, ít nguy cơ nhiễm trùng, đông máu, hẹp hoặc tắc nghẽn. Nhờ đó, nó cung cấp lưu lượng và tốc độ máu ổn định, giúp quá trình chạy thận an toàn và hiệu quả hơn so với các phương pháp tiếp cận mạch máu khác.

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo nhiều năm bị hẹp tắc tĩnh mạch
Ảnh minh hoạ

Đó là bệnh nhân L.T.T (nữ, 36 tuổi, Yên Bái) bị suy thận mãn 4 năm, đã được tạo cầu nối AVF tại cánh tay trái. Trước 5 ngày nhập viện để chạy thận, chị xuất hiện sưng vùng cầu nối AVF, gây đau nhức và ảnh hưởng đến hiệu quả lọc máu.

Chị đã khám tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E, các bác sĩ phát hiện huyết khối gây tắc hoàn toàn tĩnh mạch cánh tay đầu bên trái lan vào tĩnh mạch dưới đòn. Hình ảnh cầu nối AVF động mạch quay - tĩnh mạch đầu bên phải, đoạn tĩnh mạch phía sau miệng nối xơ vữa vôi hóa, giãn 10x12mm. Người bệnh được chỉ định nong bóng tái thông dòng chảy.

Tương tự, bệnh nhân M.T.D (nữ, 53 tuổi, Lào Cai) cũng đã chạy thận nhân tạo suốt 10 năm. 7 ngày trước khi nhập viện, chị bị sưng đau tay trái sau lọc máu, cơn đau lan ra lưng và hai chân.

Điều trị 7 ngày không đỡ, chị D. được chuyển về Bệnh viện E. Siêu âm phát hiện cầu nối AVF bị hẹp tĩnh mạch, cần nong bóng tái thông.

ThS.BS Nguyễn Hoàng Nam nhấn mạnh, cầu nối AVF đóng vai trò như "đường dẫn máu" đối với người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ.

Tuy nhiên, trong quá trình lọc máu người bệnh có thể gặp một số biến chứng của cầu nối như: hẹp, phồng, giả phồng, nhiễm trùng, vỡ… cầu nối AVF.

Hẹp đường về tĩnh mạch hiệu dụng cầu AVF rất thường gặp, gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu và hiệu quả của quá trình lọc máu. Do đó, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời nhằm duy trì chức năng của cầu nối là rất quan trọng.

Nguyên nhân gây hẹp cầu nối AVF có thể do: quá sản nội mạc, xơ hóa thành mạch, xơ vữa thành mạch, huyết khối bám thành. Khi tình trạng hẹp xảy ra, lưu lượng máu qua cầu nối giảm, làm suy giảm hiệu quả lọc máu, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn và nguy cơ nhiễm độc do quá trình đào thải chất thải không được đảm bảo.

Khi xảy ra tình trạng hẹp cầu nối AVF thì can thiệp là một phương pháp tiếp cận hiệu quả; can thiệp nong bóng hoặc đặt stent giúp tái thông máu, duy trì độ bền của cầu nối, giám chi phí và hạn chế can thiệp phẫu thuật.

BSCKII Nguyễn Thế Huy, Khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E cho biết: "Việc theo dõi và can thiệp sớm giúp duy trì chức năng cầu nối, đảm bảo hiệu quả lọc máu. Để xử lý tình trạng hẹp cầu nối AVF, các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã áp dụng kỹ thuật can thiệp nong bóng tái thông mạch để điều trị. Đây là phương pháp can thiệp nội mạch xâm lấn tối thiểu, giúp tái thông dòng chảy bằng cách sử dụng bóng nong mạch hoặc đặt stent để mở rộng vị trí bị hẹp".

Kỹ thuật này giúp người bệnh duy trì liệu trình chạy thận ổn định, giảm thiểu nguy cơ phải tạo cầu nối mới, giúp họ có một cuộc sống chất lượng hơn và đem lại nhiều lợi ích như: Giúp cải thiện lưu lượng máu ngay lập tức, đảm bảo quá trình lọc máu không bị gián đoạn; không cần phẫu thuật lớn, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian hồi phục nhanh chóng; giúp kéo dài tuổi thọ của cầu nối, hạn chế việc phải tạo cầu nối mới; tránh các can thiệp phẫu thuật phức tạp, giảm thời gian nằm viện và gánh nặng tài chính cho người bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, đối với người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối và có cầu nối AVF, cần được chăm sóc và theo dõi định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhằm duy trì quá trình lọc máu ổn định và hạn chế nguy cơ biến chứng.

Người bệnh nên kiểm tra cầu nối hằng ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như: sưng, đỏ, đau, giảm tiếng rung hoặc khó tiếp cận trong quá trình lọc máu; tránh mang vác nặng hoặc tạo áp lực lên tay có cầu nối để hạn chế nguy cơ tổn thương; giữ vệ sinh vùng cầu nối sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng; đồng thời tuân thủ lịch tái khám và kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đọc thêm

Các bệnh viện hoàn thành triển khai bệnh án điện tử trước ngày 30/9/2025 Tin Y tế

Các bệnh viện hoàn thành triển khai bệnh án điện tử trước ngày 30/9/2025

TTTĐ - Ngành Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên nguồn lực, khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/9/2025).
Cô gái phát hiện khối u vú vì vòng 1 "bên cao bên thấp" Tin Y tế

Cô gái phát hiện khối u vú vì vòng 1 "bên cao bên thấp"

TTTĐ - Cô gái trẻ 22 tuổi luôn cảm thấy tự ti vì sở hữu vòng 1 thiếu cân đối quá mức, không ngờ đó còn là dấu hiệu của sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.
Cảnh báo trẻ vị thành niên lên kế hoạch tự tử vì... trầm cảm Tin Y tế

Cảnh báo trẻ vị thành niên lên kế hoạch tự tử vì... trầm cảm

TTTĐ - Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây đã tiếp nhận nhiều trường hợp trầm cảm ở tuổi vị thành niên tới khám và điều trị. Trong đó có bệnh nhân đã lên kế hoạch tự tử hoặc tự sát không thành.
Sắp xếp lại các trung tâm y tế quận, huyện sau sáp nhập tỉnh Tin Y tế

Sắp xếp lại các trung tâm y tế quận, huyện sau sáp nhập tỉnh

TTTĐ - Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cứu sống bé 14 tháng tuổi mắc tay chân miệng Tin Y tế

Cứu sống bé 14 tháng tuổi mắc tay chân miệng

TTTĐ - Khoa Hồi sức tích cực Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa điều trị thành công một ca bệnh tay chân miệng mức độ 4 nguy kịch, nhờ áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục.
Gia hạn đăng ký hơn 700 sản phẩm thuốc phục vụ đấu thầu, mua sắm Tin Y tế

Gia hạn đăng ký hơn 700 sản phẩm thuốc phục vụ đấu thầu, mua sắm

TTTĐ - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) công bố hơn 700 sản phẩm thuốc được cấp giấy gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc; danh mục thuốc có tài liệu chứng minh tương đương sinh học có thay đổi.
Việt Nam thành công thanh toán bệnh mắt hột Tin Y tế

Việt Nam thành công thanh toán bệnh mắt hột

TTTĐ - Bộ Y tế tổ chức Lễ công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột và đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm một thời gây nguy hiểm này ra khỏi cộng đồng.
Gửi gắm tin yêu, trao nụ cười tỏa sáng Tin Y tế

Gửi gắm tin yêu, trao nụ cười tỏa sáng

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 27 năm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998 - 18/4/2025), sáng 14/4, Quận đoàn Đống Đa phối hợp với Chi đoàn Công ty CP Nha khoa Như Ngọc tổ chức Chương trình khám răng miệng miễn phí cho học sinh - đặc biệt là các em khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tại Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn.
Vinmec là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam Tin Y tế

Vinmec là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam

TTTĐ - Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới (World Allergy Organization - WAO) công nhận là Trung tâm Xuất sắc (COE). Đây là lần đầu tiên một đơn vị y tế tại Việt Nam đạt được WAO công nhận, đưa lĩnh vực Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng trong nước tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.
Đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động Ngày giải phóng miền Nam Tin Y tế

Đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động Ngày giải phóng miền Nam

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Xem thêm