Tag

Bảo tàng Đà Nẵng di dời tới địa điểm mới

Nghệ thuật 30/11/2024 10:01
aa
TTTĐ - Theo Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng, dự kiến đầu năm 2025, Bảo tàng Đà Nẵng cơ sở mới tại địa chỉ 42 - 44 Bạch Đằng sẽ đi vào hoạt động, phục vụ Nhân dân và du khách tham quan.
Cuộc tao ngộ đầy chất thơ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Khám phá thiên nhiên tại Bảo tàng Đa dạng sinh học Quảng Nam Đa dạng hoá các mô hình bảo tàng, hướng tới bảo tàng số
Bảo tàng Đà Nẵng tại vị trí mới kết nối với quảng trường quanh Thành Điện Hải, Thư viện Khoa học Tổng hợp và cảnh quan bờ tây sông Hàn
Bảo tàng Đà Nẵng tại vị trí mới kết nối với quảng trường quanh Thành Điện Hải, Thư viện Khoa học Tổng hợp và cảnh quan bờ tây sông Hàn

Ông Hà Vỹ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng cho biết, hiện nay đơn vị trực tiếp quản lý Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Chăm và Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Quân khu 5 - Bảo tàng Chi nhánh Hồ Chí Minh tại Đà Nẵng cùng những bảo tàng ngoài công lập.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng, bên cạnh các phương thức hoạt động truyền thống thì gần đây các bảo tàng còn chú trọng vào chuyện giáo dục, tìm cách để bảo tàng đi vào đời sống của học sinh, thanh niên và các hội đoàn thể.

Sắp tới quý I/2025, Bảo tàng Đà Nẵng từ trong Thành Điện Hải sẽ chuyển sang vị trí mới tại địa chỉ 42 - 44 Bạch Đằng (quận Hải Châu).

Đây là dấu ấn quan trọng trong hoạt động của hệ thống bảo tàng thành phố. Cùng với xây dựng thì việc tổ chức trưng bày cũng là một nỗ lực rất lớn của TP Đà Nẵng đối với công chúng yêu nghệ thuật.

Hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng là điểm giáo dục truyền thống lịch sử, tham quan, du lịch hấp dẫn của thành phố
Hệ thống bảo tàng tại Đà Nẵng là điểm giáo dục truyền thống lịch sử, tham quan, du lịch hấp dẫn của thành phố

Cụ thể, nội dung trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng ở cơ sở mới được chia theo 6 khu vực: Khu trưng bày thường xuyên, khu trưng bày chuyên đề, khu trưng bày kho mở, khu trưng bày có thời hạn, khu trưng bày nghiên cứu phát triển và khu trưng bày ngoài trời.

Bảo tàng Đà Nẵng còn chia thành nhiều phần trưng bày, tương ứng với các chủ đề khác nhau nhằm khai thác tối đa giá trị của tài liệu, hiện vật.

Hiện nay, công tác truyền thông ở các bảo tàng cũng có những yếu tố mới như công nghệ số, công nghệ thực tế ảo cùng các hoạt động khác.

Có thể nói hệ thống bảo tàng của TP Đà Nẵng thời gian qua đã đáp ứng được nhiệm vụ quảng bá được di sản, giá trị của thành phố đến với người dân cả nước và nước ngoài, tổ chức được những buổi truyền thông đưa những giá trị cần thiết đến với giới trẻ.

Học sinh tham quan trải nghiệm Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024 tại bảo tàng Đà Nẵng
Học sinh tham quan trải nghiệm Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024 tại bảo tàng Đà Nẵng

Từ năm 2018, Bảo tàng Đà Nẵng xây dựng website địa chỉ bandodisandanang.vn nhằm phát triển bản đồ di sản số bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Từ website này, những thông tin, hình ảnh về hệ thống di tích trên địa bàn thành phố với 12 di tích cấp quốc gia và 34 di tích cấp thành phố như: Thành Điện Hải, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Hải Vân Quan… được chia sẻ rộng rãi và trực quan.

Dùng công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ số làm động lực để phát triển văn hóa, thể thao thành phố Đà Nẵng. Hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thể thao của người dân.

Học sinh Đà Nẵng thi làm mô hình các công trình kiến trúc tiêu biểu tại TP Đà Nẵng
Học sinh Đà Nẵng thi làm mô hình các công trình kiến trúc tiêu biểu tại TP Đà Nẵng
Các bảo tàng chú trọng vào chuyện giáo dục, tìm cách để bảo tàng đi vào đời sống của học sinh, thanh niên
Các bảo tàng chú trọng vào chuyện giáo dục, tìm cách để bảo tàng đi vào đời sống của học sinh, thanh niên

Được biết, dự án cải tạo, nâng cấp các khối nhà 42 - 44 Bạch Đằng và 31 Trần Phú để làm Bảo tàng Đà Nẵng được khởi công từ giữa năm 2021, nhằm tạo hạ tầng để tiếp nhận, trưng bày hiện vật của bảo tàng hiện nay (đang đặt tại vùng lõi di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải).

Dự án triển khai trên tổng diện tích 8.686m2, gồm 1 khối bảo tàng xây mới (1 tầng hầm, 3 tầng nổi), hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan cây xanh đồng bộ.

Theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, bảo tàng tại vị trí mới kết nối với quảng trường chung quanh Thành Điện Hải, Thư viện Khoa học Tổng hợp và cảnh quan bờ tây sông Hàn, tạo thành quần thể kiến trúc văn hóa độc đáo.

Sau khi hoàn thành công trình, Bảo tàng Đà Nẵng cũng mở rộng quy mô trưng bày, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất là nơi sưu tầm, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của thành phố và khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Từ đó, góp phần giáo dục và phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham quan, tìm hiểu, hưởng thụ văn hóa của đông đảo người dân cũng như du khách.

Dự án này được xem là bước đột phá về đầu tư cho lĩnh vực văn hóa có giá trị kép, vừa tạo thêm điểm nhấn kiến trúc, điểm trưng bày bảo tàng và tham quan mới vừa trả lại không gian xưa cho Di tích Quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải. Công trình này là một di tích lịch sử chứng kiến biết bao thăng trầm của đất và người Đà Nẵng.

Tòa Đốc lý hay còn gọi là Tòa thị chính Đà Nẵng (số 42 Bạch Đằng, quận Hải Châu), được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, đến nay đã có hơn 120 năm tuổi. Không chỉ mang tính biểu tượng, Tòa thị chính còn là nhân chứng cho những thời khắc lịch sử hào hùng của quân và dân Đà Nẵng với sự kiện trưa 29/3/1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Tòa thị chính, đánh dấu thắng lợi của quân dân Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trong giai đoạn xây dựng và phát triển, công trình này tiếp tục được sử dụng làm trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1994, tòa nhà được tu sửa, nâng cấp nhưng vẫn giữ nguyên những giá trị thẩm mỹ của kiến trúc Pháp vốn có. Thời điểm chia tách địa giới hành chính năm 1997, tòa nhà vẫn được chọn là trụ sở của UBND thành phố Đà Nẵng. Đến tháng 6/2014, bộ máy chính quyền chuyển vào Trung tâm Hành chính thành phố, tòa nhà trở thành trụ sở của HĐND thành phố.

Đọc thêm

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Xem thêm