Bạo lực tâm lý học đường – đáng sợ hơn đòn roi: Bài 3: Sự cần thiết của phòng tham vấn
![]() |
Bài liên quan
Ngành giáo dục Hà Nội triển khai 4 nội dung công tác năm học 2019 - 2020
Tháo gỡ rào cản của giáo dục thường xuyên
Hà Nội có thêm một trường quốc tế
ĐH Bách Khoa Hà Nội lọt vào top các trường Đại học tốt nhất thế giới THE WUR
Bài 2: Thầy cô là nhân tố cốt lõi phòng chống bạo lực
Nỗi lo không của riêng ai
Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh, phụ huynh có con đang học tại trường THCS Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Con tôi 13 tuổi, đang ở lứa tuổi phát triển tâm sinh lý mạnh mẽ, phức tạp. Có rất nhiều câu hỏi của con tôi không thể trả lời được do không hiểu rõ về đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Chính vì vậy, cảm giác con càng lớn càng xa cha mẹ hơn. Có nhiều chuyện dù có gặng hỏi nhưng con cũng không chịu chia sẻ, tâm sự. Những lúc ấy, muốn biết những chuyện xảy ra với con, tôi phải tìm hiểu qua bạn bè của cháu”…
Không chỉ có chị Ngọc Anh mà nhiều phụ huynh có con đang ở lứa tuổi trung học cũng trong hoàn cảnh tương tự. Chị Đặng Thu Trà (Ba Đình, Hà Nội) bày tỏ: “Qua báo, đài, tivi tôi thấy có nhiều chuyện bạo lực xảy ra trong các nhà trường. Tôi nghĩ ngoài chuyện học làm sao cho giỏi, thi làm sao cho điểm cao, việc bạn này khen xinh, bạn kia chê xấu, bạn nọ “chế” con nhà nghèo là những chuyện khó tránh trong trường, trong lớp. Tuy nhiên, rất khó để những người làm cha, làm mẹ như chúng tôi biết được nếu như con không chủ động bày tỏ, chia sẻ”.
Không chỉ vậy, tâm lý nghi ngờ cũng khá phổ biến trong học sinh, nhất là những học sinh có cá tính mạnh mẽ do các em cho rằng mình có khả năng tự giải quyết vấn đề mà không cần trợ giúp. Trần Thu Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế không mấy dư dả. Không biết đó có phải là lý do vô hình khiến số lượng bạn bè ở lớp của Trang chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cô bé cũng rất ngại giao tiếp với bạn bè chỉ vì không có những món đồ dùng cá nhân đẹp đẽ, thời trang như các bạn. Tuy nhiên, chưa một lần Trang đem những chuyện đó chia sẻ với bố mẹ hay người thân. Cô bé tâm sự: “Em không muốn làm bố mẹ buồn phiền, lo lắng về mình...”.
Thực hiện Thông tư 31 của Bộ GD - ĐT, tất cả các trường phổ thông của Hà Nội, khoảng 1.600 trường đã thành lập phòng tham vấn tâm lý học đường (hoặc bộ phận) với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, cán bộ làm công tác này chỉ là kiêm nhiệm dẫn đến hiệu quả chưa cao và không phù hợp với giai đoạn giáo dục hiện nay. Năm 2019, có 79 trường THPT công lập được TP cấp cơ sở vật chất đầy đủ theo tiêu chuẩn trang bị cho phòng tham vấn gồm: bàn, ghế, tủ, máy tính… cho phòng tham vấn học đường và 115 trường THPT được cung cấp sách về tâm lí lứa tuổi học đường trị giá mỗi trường 20 triệu đồng.
Sớm chuyên nghiệp hóa phòng tham vấn học đường
Lo lắng, băn khoăn với những cú sốc tâm lý con có thể gặp phải ở trường, ở lớp, chị Thu Trà mong muốn ở các nhà trường đều có phòng tư vấn tâm lý học đường để “con có nơi giãi bày, chia sẻ và giải đáp thắc mắc”. Chị Trà chia sẻ: “Trẻ càng lớn, tâm sinh lý càng phát triển và các quan hệ trong xã hội càng trở nên phức tạp. Bản thân các con cũng phải lúng túng với những vấn đề mới nảy sinh, những thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai,… Cá biệt, có những con vấp phải vấn đề nghiêm trọng hơn: lệch lạc về giới tính, bạo hành gia đình, tệ nạn xã hội,… Đối diện với những vấn đề phức tạp đó, rất nhiều cháu sẽ không biết nhìn nhận, giải quyết vấn đề như thế nào cho hợp lý. Vì vậy, vấn đề thành lập phòng tham vấn học đường tại các nhà trường là hết sức cần thiết”.
Chia sẻ với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GD – ĐT Hà Nội cho biết: Với những vấn đề đặt ra ở trên thì công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường phổ thông hiện nay là rất cần thiết cho học sinh. Nó sẽ hỗ trợ, giúp đỡ các em tháo gỡ những vướng mắc, giải tỏa tỏa những áp lực về tâm lý mà các em đang gặp phải. Sự trợ giúp kịp thời và đúng đắn từ phía người lớn là một nhu cầu bức thiết đối với các em, đặc biệt là khi các em đã rơi vào sự khủng hoảng tâm lý. Học sinh cần được giãi bày, cần được tâm sự, cần được những lời khuyên đúng đắn từ người lớn, mà gần gũi với các em nhất chính là cha mẹ, thầy cô. Khi không thể có được điều đó từ gia đình, nhiều em đã xem thầy cô, nhà trường như một chỗ dựa tinh thần, cho các em những lời khuyên, định hướng đúng đắn cho các em con đường phải đi, giúp các em tìm lại niềm tin trong cuộc sống,…Từ đó giúp học sinh có một đời sống tinh thần lành mạnh để học tập và rèn luyện, đồng thời phòng ngừa những tiêu cực xấu có thể xảy ra.
Khẳng định tầm quan trọng của phòng tham vấn học đường, ông Tuấn cho rằng: “Phòng tham vấn tâm lý học đường trong mỗi trường học hiện nay cần sớm được chuyên nghiệp hóa; cần có cán bộ chuyên trách không kiêm nhiệm như hiện nay. Đây là sự đòi hỏi cấp bách từ cơ sở nhận thức, từ cơ sở phát triển khoa học Tâm lý giáo dục và nó còn là sự đòi hỏi cấp bách từ thực tế đời sống của học sinh trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nếu chúng ta còn tiếp tục chần chừ, chờ đợi, theo tôi là chúng ta có lỗi với thế hệ trẻ, với mỗi gia đình Việt Nam hiện nay”.
Theo thông tin từ Sở GD – ĐT Hà Nội, hiện nay, các trường đang triển khai mô hình rất hiệu quả như: THCS, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm có đến 5 cán bộ tham vấn chuyên trách; trường Olympia có 3 cán bộ chuyên trách, duy nhất trường THCS Ngô Sĩ Liên – Hoàn Kiếm có 2 cán bộ chuyên trách được nhà trường trả lương không bằng kinh phí ngân sách (do cơ chế) mà bằng kinh phí xã hội hóa.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

GreenAms lập kỳ tích tại đấu trường Robotics lớn nhất thế giới

Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…
