Báo chí thế giới đánh giá cao và kỳ vọng vào đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam
Việt Nam là nước chống dịch Covid-19 hiệu quả nhất thế giới Việt Nam sẽ đạt mục tiêu cung cấp vắc xin Covid-19 cho 20% dân số đến cuối năm 2021 |
Sự kết hợp giữa kinh nghiệm và sự mới mẻ
Trang mạng của Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam Singapore (RSIS) đã đăng bài viết của tác giả Yang Razali Kassim đánh giá ý nghĩa quan trọng của đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam. Tác giả cho rằng, các nhà lãnh đạo mới vừa được bầu là đánh dấu sự kết hợp giữa yếu tố kinh nghiệm và sự mới mẻ.
Đây cũng chính là công thức phù hợp để đưa Việt Nam đạt được mục tiêu phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác giả cũng đưa ra nhận định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục giám sát việc đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cuộc chiến chống tham nhũng mà trong thời gian qua đã thu được những thành công một cách đáng kể.
Tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tận dụng kinh nghiệm của mình trên cương vị Thủ tướng để mở rộng và tăng cường quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
![]() |
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại phiên họp chiều 5/4 (Ảnh: TTXVN) |
Trong khi đó, sự quyết đoán của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính là yếu tố cần thiết để trở thành người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ. Ông sẽ đưa Việt Nam từng bước thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu của đội ngũ lãnh đạo mới là chỉ đạo và điều hành đất nước hướng tới mục tiêu kép: Đẩy lùi và ngăn chặn đại dịch Covid-19 trong khi duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, bài viết còn nhận định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục chiến lược: Mở cửa, đa phương hóa và đa dạng hóa.
Trong khi đó, hãng tin Bloomberg đưa tin ông Nguyễn Xuân Phúc đã được bầu làm Chủ tịch nước. Hãng tin này chỉ ra rằng, trong nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh, đạt 7,08% năm 2018 và đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất khoảng 30 tỷ USD, tăng 44% so với năm 2017. Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế khen ngợi vì thành công trong ngăn chặn đại dịch Covid-19.
Hãng tin Nikkei Asia Review của Nhật Bản đánh giá ông Nguyễn Xuân Phúc là người có công duy trì nền kinh tế phát triển ổn định bất chấp đại dịch khi là Thủ tướng. Trên cương vị Chủ tịch nước, ông Phúc sẽ là nhà ngoại giao hàng đầu đất nước.
Thực hiện nhiệm vụ kép
Một số tờ báo của Ai Cập cũng đã có các bài viết về việc Việt Nam với đội ngũ lãnh đạo mới. Trong đó, báo điện tử Eldyar đăng tải bài viết đề cập đến việc Việt Nam bầu các nhà lãnh đạo mới và nhận định quan hệ song phương giữa hai nước trong thời gian tới.
Bài báo đã ca ngợi những thành tựu to lớn mà Chính phủ Việt Nam đã đạt được trong nhiệm kỳ 2016 - 2020. Trong đó, năm 2020 được coi là năm đặc biệt thành công của Việt Nam.
Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã nhanh chóng đóng cửa biên giới và thực hiện các biện pháp chống dịch mạnh mẽ. Do đó, đất nước đã hạn chế tối đa sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2.
Khi một số khu vực xuất hiện dịch bệnh, ngay lập tức các biện pháp cách ly, phong tỏa và điều tra dịch tễ được áp dụng triệt để. Việt Nam là một trong số ít quốc gia vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng tốt.
![]() |
Chiều 8/4/2021, Kỳ họp thứ 11 họp phiên bế mạc, chính thức khép lại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV (Ảnh: VGP) |
Các tác giả bài viết cũng nhận định quan hệ song phương Ai Cập - Việt Nam sẽ có nhiều triển vọng tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới.
Đặc biệt, khi tân Thủ tướng Phạm Minh Chính là người yêu mến Ai Cập và quan tâm đến việc củng cố quan hệ song phương Ai Cập - Việt Nam. Ông đã từng có chuyến thăm 5 ngày tới Ai Cập vào tháng 12/2019, gặp Chủ tịch Quốc hội Ai Cập Ali Abdel-Al để trao đổi cách thức thúc đẩy quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực.
Báo điện tử Events Magazine News cũng có bài viết với tiêu đề “Nhiều kỳ vọng tốt đẹp đối với Chính phủ mới của Việt Nam”. Tác giả bài viết nhận định trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi nhanh chóng và phát triển kinh tế - xã hội, được Nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Năm 2020, Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, là nước duy nhất có tăng trưởng dương trong 6 nền kinh tế lớn tại Đông Nam Á. Quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt trên 340 tỷ USD, lớn thứ 4 trong ASEAN, đứng thứ 37 thế giới. Dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục gần 100 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 152,7 tỷ USD, tăng 24,1%. Xuất siêu trên 2 tỷ USD.
Chính phủ mới của Việt Nam được thừa hưởng di sản quý báu mà Chính phủ tiền nhiệm để lại, không chỉ về tầm nhìn chiến lược, nề nếp điều hành mà cả ở uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngoài ra, đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, sát cánh trong nỗ lực thực hiện những cải cách đột phá, xây dựng nền tảng để tạo nên bước tiến thần kỳ cho công cuộc phát triển đất nước trong các thập kỷ tới.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
