Tag
Cơ chế mua bán điện trực tiếp :

Bài 6: Sớm giải “bài toán” cơ chế mua bán điện trực tiếp tại Việt Nam

Thị trường - Tài chính 15/05/2024 00:00
aa
TTTĐ - Các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đang rất mong chờ dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) sớm được ban hành nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ sớm được ban hành

Bài 1: Có thể mua điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Bài 2: Dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp có gì đặc biệt?

Bài 3: Thủ tướng Chính phủ ra “tối hậu thư” cho Bộ Công thương

Bài 4: Đề xuất không giới hạn khách hàng mua điện tái tạo không qua EVN

Bài 5: Chính phủ yêu cầu nghiên cứu chính sách giá, phí truyền tải...

Kinh nghiệm từ nước ngoài

Thời gian qua, giới chuyên gia, doanh nghiệp, người dân quan tâm đặc biệt đến dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) mà Bộ Công thương đang lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ.

Theo các chuyên gia, cơ chế DPPA được xem là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế xanh và thu hút được sự quan tâm rộng rãi của người tiêu dùng, các nhà phát triển điện do phù hợp cao với tính kinh tế của việc đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Theo đó, với cơ chế này, doanh nghiệp mua điện trực tiếp từ các công ty tư nhân sản xuất năng lượng tái tạo thay vì thông qua công ty điện lực, việc này này giúp các công ty riêng lẻ đạt được mục tiêu cung cấp năng lượng sạch của riêng họ, từ đó thúc đẩy nền kinh tế xanh.

Trên thực tế DPPA có 2 hình thức. Thứ nhất là nhà sản xuất năng lượng tái tạo cung cấp điện vật lý trực tiếp cho khách hàng, với điều kiện cả hai ở gần nhau và có thể chủ động việc truyền tải.

Thứ hai là nhà sản xuất năng lượng và khách hàng mua bán với nhau thông qua một hợp đồng mua bán điện, sau đó nhà sản xuất năng lượng cung cấp lượng điện vật lý vào mạng truyền tải của công ty điện lực và mạng điện lực sẽ cung cấp lượng điện vật lý tương tự cho khách hàng để hưởng phí điều hành.

Cơ chế DPPA nhắm vào hình thức thứ hai và trước mắt chọn lựa một số khách hàng lớn để rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho các giai đoạn áp dụng đại trà đối với khách hàng lớn rồi đến nhỏ.

Bài 6: Sớm giải “bài toán” cơ chế mua bán điện trực tiếp tại Việt Nam
Cơ chế DPPA thu hút được sự quan tâm rộng rãi của người tiêu dùng, các nhà phát triển điện do phù hợp cao với tính kinh tế của việc đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Theo ông Đào Nhật Bình - chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam, hợp đồng mua bán điện trực tiếp là hợp đồng mà bên mua cam kết mua một phần, hoặc toàn bộ điện của một nhà máy điện (thường là nhà máy điện gió, mặt trời hay các dạng năng lượng tái tạo khác, thậm chí cả điện hạt nhân).

Ông Bình cho biết, các hợp đồng mua bán điện ở nước ngoài thường có thời hạn dài 10-15 năm, đảm bảo bên bán tìm được nguồn cung cấp tín dụng cho đầu tư vào năng lượng tái tạo. Với thời hạn đó, bên bán đủ thuyết minh thời hạn hoàn vốn và có lãi nên dễ dàng tìm được ngân hàng cấp tín dụng.

Trong khi đó, với thời hạn dài, giá mua điện sẽ được chiết khấu tới mức thấp cho bên mua khi mà trên thị trường nhu cầu điện dự đoán sẽ tăng đột biến do nhu cầu xe điện, kéo theo giá điện tăng.

Cũng theo ông Bình, mặc dù các hợp đồng mua bán điện có giá trị marketing to lớn cho đơn vị mua điện và là nguồn tài chính bền vững cho công ty bán điện, nhưng về mặt kỹ thuật vẫn phải có ai đó đảm bảo nguồn điện luôn ổn định, chứ không biến đổi như năng lượng tái tạo.

Đơn cử như toàn bộ hệ thống điện gió ở Đức có công suất đặt 61,37GW gió trên bờ và 8,46GW gió ngoài khơi, nhưng ngày 20/3/2024 lặng gió chỉ phát được công suất 0,46GW kéo dài từ 6h30 sáng đến 6h30 chiều, lúc nhu cầu đang cao. Với công suất phát thực chỉ đạt 0,6% công suất đặt, kéo dài 12 giờ như vậy thì không có hệ thống lưu trữ nào có thể bù đắp được sự thiếu hụt đó ngoài các nhà máy điện truyền thống (than nâu, than đá và khí) ứng trực sẵn.

Hoặc như nhật thực toàn phần ở Texas, Mỹ hôm 8/4/2024 vừa qua đã làm mất gần như toàn bộ công suất điện mặt trời khoảng 6 phút và mất một phần 60 phút, gây thiếu hụt 8,9GW công suất đúng vào giờ đáng ra điện mặt trời được phát cao nhất. Lúc đó buộc các nhà máy điện khí phải tăng công suất thêm 6,9GW đề bù lại.

Khi đó, để không bị thiệt hại do luôn đảm bảo cung cấp điện ổn định cho trung tâm dữ liệu trong khi nguồn cung lại là điện năng lượng tái tạo không ổn định, công ty điện lực vận hành hệ thống điện, ngoài chi phí truyền tải, phải áp dụng phí công suất và phí dịch vụ hỗ trợ. Những khoản phí đó sẽ giúp công ty điện lực có tiền để trả cho chi phí phát điện đột xuất nhảy vọt trên thị trường như hai trường hợp kể trên ở Đức và Mỹ, hoặc trả cho các trung tâm lưu trữ điện cũng rất đắt đỏ.

Ở Trung Quốc và Thái Lan, công ty điện lực phải trả phí trực máy cho các nhà máy điện khí theo kW/tháng, dù họ có phát điện hay không. Nhờ đó, các công ty điện lực có thể đảm bảo nguồn cung điện luôn ổn định.

Bài toán cho Việt Nam

Chia sẻ kinh nghiệm cho Việt Nam, chuyên gia Đào Nhật Bình cho rằng, các công ty cần hợp đồng mua bán điện theo dạng kết nối trực tiếp sẽ có xu thế mua các nguồn thủy điện lớn của Việt Nam, vì giá rẻ và có nguồn điện ổn định quanh năm.

Bài 6: Sớm giải “bài toán” cơ chế mua bán điện trực tiếp tại Việt Nam
Mô phỏng mua bán điện PPA ảo. Nguồn Orsted.

Các nguồn thủy điện nhỏ và vừa cũng có thể được ngắm tới, vì nguồn rẻ và ổn định trong thời gian nhất định, còn lại họ mua điện lưới hoặc DPPA ảo. Do đó, Chính phủ cần giữ các nguồn này cho hệ thống điện chung, không cho mua bán trực tiếp.

Bên cạnh đó, chi phí truyền tải của Việt Nam hiện tại quá thấp so với các nước có hệ thống tương đương, có thể chưa phản ánh hết chi phí thực sự nếu hạch toán đầy đủ và độc lập theo khoảng cách, cũng như vị trí truyền tải. Do đó, hợp đồng DPPA có thể sẽ bị lợi dụng để hưởng chi phí truyền tải thấp.

Theo ông Bình, dù trực tiếp, hay ảo thì các hợp đồng DPPA cũng tạo ra áp lực lớn cho lưới điện buộc phải cân bằng với lượng điện năng lượng tái tạo đang ngày càng tăng. Do đó, cần phải có các chính sách điều độ thích hợp với khả năng chịu tải của lưới điện.

Mặt khác, giá điện khí và lưu trữ hiện tại cao gấp rưỡi giá điện bán lẻ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không khuyến khích các doanh nghiệp ngoài EVN đầu tư vào 2 mảng đó dù Quy hoạch điện VIII có đưa ra tham vọng lớn.

Trường hợp EVN tự đầu tư sẽ gây thua lỗ, trong khi đó nếu không có điện khí và lưu trữ thì không thể tăng tiếp năng lượng tái tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp muốn DPPA.

Cũng theo ông Bình, hiện tại Việt Nam chưa áp dụng giá điện 2 thành phần, nên việc chuẩn bị và duy trì sẵn sàng công suất cung cấp cho trung tâm dữ liệu có DPPA với một số nhà máy năng lượng tái tạo trở nên cực kỳ tốn kém (nếu chỉ bán điện theo lượng điện năng cung cấp thực sự theo yêu cầu luôn đột xuất trong khung giá thị trường bị giới hạn).

"Không có phí công suất sẽ tạo ra kinh doanh không bình đẳng, vì EVN không có tiền duy trì công suất trực sẵn sàng phát điện", ông Bình phân tích.

Hậu Lộc

Đọc thêm

Hà Nội yêu cầu cung cấp miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử Thị trường - Tài chính

Hà Nội yêu cầu cung cấp miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3837/UBND-KT đôn đốc việc sử dụng hóa đơn điện tử.
Thanh toán NAPAS Apple Pay, tận hưởng ưu đãi 50% từ McDonald's Thị trường - Tài chính

Thanh toán NAPAS Apple Pay, tận hưởng ưu đãi 50% từ McDonald's

TTTĐ - Từ ngày 1/7/ đến 31/8/2025, công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) “bắt tay” cùng McDonald’s triển khai chương trình ưu đãi hấp dẫn giảm tới 50% cho khách hàng thanh toán bằng NAPAS Apple Pay.
10 giải pháp chống hàng giả, hàng gian, bảo vệ người tiêu dùng Nhịp sống phương Nam

10 giải pháp chống hàng giả, hàng gian, bảo vệ người tiêu dùng

TTTĐ - Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, chính quyền và chuyên gia tại TP Hồ Chí Minh đã cùng nhau bàn bạc, góp ý kiến để làm sao bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu Việt, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% Thị trường - Tài chính

Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay (1/7/2025) đến hết ngày 31/12/2026.
KienlongBank: Định hình tương lai bền vững với Top 10 ESG Việt Nam Xanh 2025 Thị trường - Tài chính

KienlongBank: Định hình tương lai bền vững với Top 10 ESG Việt Nam Xanh 2025

TTTĐ - Nhằm ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Viet Research phối hợp với Báo Tài chính - Đầu tư (cơ quan ngôn luận của Bộ Tài chính) đã vinh danh Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) trong Top 10 Ngân hàng - ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG10) và Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025.
Mát lạnh ngày hè, chạm NAPAS Apple Pay giảm đến 50% tại KOI Thé Thị trường - Tài chính

Mát lạnh ngày hè, chạm NAPAS Apple Pay giảm đến 50% tại KOI Thé

TTTĐ - Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) hợp tác cùng thương hiệu trà sữa nổi tiếng KOI Thé triển khai chương trình khuyến mãi hè sảng khoái, giảm đến 50% giá trị đơn hàng khi thanh toán bằng thẻ NAPAS qua Apple Pay, áp dụng từ 1/7 đến 31/8/2025.
Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn Thị trường - Tài chính

Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 27/6/2025 về việc bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68 Thị trường - Tài chính

Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68

TTTĐ - Nghị quyết 68 đã tạo ra cú hích lớn, nhưng để đi vào cuộc sống, cần sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chính bản thân doanh nghiệp (DN). Khi hệ thống ngân hàng thay đổi phương thức tiếp cận vốn, khi DN chủ động minh bạch và quản trị hiệu quả, mục tiêu đưa kinh tế tư nhân thành động lực phát triển bền vững sẽ khả thi hơn bao giờ hết.
Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế ở TP HCM, Đà Nẵng Thị trường - Tài chính

Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế ở TP HCM, Đà Nẵng

TTTĐ - Các chính sách đặc thù áp dụng trong Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, trong đó có các chính sách về ngoại hối, hoạt động ngân hàng; tài chính, phát triển thị trường vốn; thuế; phí, lệ phí; chính sách đối với nhà đầu tư chiến lược... đã được Quốc hội thông qua.
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0% Thị trường - Tài chính

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%

TTTĐ - Thẩm quyền cho vay đặc biệt lãi 0%/năm mà không có tài sản đảm bảo sẽ được chuyển từ Thủ tướng cho Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Xem thêm