Tag
Điều đọng lại sau tháng ngày chống dịch

Bài 5: Bài học và niềm tự hào

Văn hóa 12/03/2020 09:58
aa
TTTĐ- Lối ứng xử văn minh của người Hà Nội ngày thường có thể khuất lấp trong những bộn bề nhưng những ngày qua đã thực sự tỏa sáng đúng lúc. Chúng ta hoàn toàn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn về sau và niềm tự hào gửi đến con cháu tương lai.

Bài 5: Bài học và niềm tự hào văn hóa Hà Nội

Hà Nội- trung tâm văn hóa của cả nước

Bài liên quan

Bài 1: Loại bỏ đáng kể những thói quen xấu của người Hà Nội

Bài 2: Đẩy mạnh giám sát hành vi không văn minh khi chống dịch Covid-19

Bài 3: Sẻ chia, giúp đỡ cùng vượt qua dịch Covid-19

Bài 4: Thay đổi những ác cảm, định kiến

Nền tảng văn hóa chuẩn mực

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội lại là trung tâm văn hóa của cả nước. Dù là Thủ đô, nơi đặt trung tâm chính trị, Hà Nội không nhất thiết phải dẫn đầu cả nước về kinh tế mà đặt vấn đề văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm.

Bởi lẽ, Hà Nội có những điều kiện cần và đủ để thực hiện mong mỏi ấy. Nền tảng văn hóa chuẩn mực được xây dựng từ ngàn năm qua với nhiều thế kỉ là đế đô đã vững chắc, dày dặn, dạt dào như nước sông Hồng chảy qua Thăng Long, như máu chảy trong huyết quản chúng ta.

Bao lần trước vó ngựa quân Nguyên Mông, Thăng Long “vườn không nhà trống”, trật tự di tản tuyệt đối ra các vùng lân cận. Quân giặc tưởng chiếm được kinh thành là thắng lợi hoàn toàn nhưng phải chịu thất bại nặng nề. Nếu nhân dân không có tinh thần đoàn kết, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, giúp đỡ nhau thì khó có thể thực hiện được cuộc di cư khổng lồ như thế.

Đến thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, không chỉ tản cư kháng chiến mà người Hà Nội cũng phá nhà, dỡ cánh cửa chất xếp ra đường để “tiêu thổ kháng chiến”. Bao nhiêu bàn ghế, sập gụ tủ chè quý hiếm cũng chẳng đáng là gì so với độc lập tự do.

Người Hà Nội đã ai vào việc nấy, người lao động vẫn lao động, người sản xuất vẫn sản xuất, người trông trẻ hết mình vì con người khác, thầy cô giáo vừa dạy vừa quản lí chăm lo đời sống học sinh. Những ngôi nhà chủ vội ra đi có khi không khóa cửa nhưng khi trở về đồ đạc vẫn còn nguyên.

Trong những ngày phòng chống dịch Covid-19 này, việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, khuyến cáo của chính quyền, ngành y tế cho thấy tinh thần tự giác cao của những công dân Thủ đô. Ngoài những ngày đầu khi công bố có người Hà Nội đầu tiên bị nhiễm Covid-19, siêu thị, tụ điểm ca nhạc, rạp chiếu phim vắng vẻ. Người ta hạn chế tụ tập thành những đám đông, tích cực giữ gìn sức khỏe cho bản thân để tránh lây nhiễm từ cộng đồng và cho cộng đồng.

Bên cạnh những thói quen xấu như khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, làm mất vệ sinh chung… được dẹp bỏ do ý thức lên cao, nhiều người Hà Nội còn chung tay lan tỏa lối ứng xử đẹp ra với cộng đồng.

Em Nguyễn Ngọc Trinh, học lớp 4C1 Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em Nguyễn Ngọc Trinh, học lớp 4C1 Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Em Nguyễn Ngọc Trinh, học lớp 4C1 Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội là người tiên phong dùng số tiền lì xì Tết của mình để nhờ Thành đoàn Hà Nội mua sản phẩm chống dịch gửi tới người dân.

Tại Trường tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nhiều học sinh đã viết thư, vẽ tranh nhắn gửi lời động viên tới các bạn học sinh đang bị cách ly tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Các em đã dùng toàn bộ số tiền lì xì của mình để nhờ bố mẹ, nhờ cô Tổng phụ trách và các thầy cô trong nhà trường liên hệ với các cơ sở sản xuất khẩu trang, may những chiếc khẩu trang có biểu tượng do chính mình thiết kế và mua nước rửa tay khử trùng để gửi tặng các bạn học sinh nơi đây làm “vũ khí chống dịch”.

Các em học sinh trường tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội viết thư, vẽ tranh nhắn gửi lời động viên tới các bạn học sinh đang bị cách ly tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Các em học sinh trường tiểu học Lê Văn Tám, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội viết thư, vẽ tranh nhắn gửi lời động viên tới các bạn học sinh đang bị cách ly tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Hành động đẹp của các em nhỏ thúc đẩy những người lớn cần phải có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Chị Lê Thị Thắm, có con đang học lớp 4 tại Trường Tiểu học Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội), đã quyết định may hơn chục ngàn chiếc khẩu trang phát miễn phí cho các em học sinh và người dân trong vùng.

Còn biết bao tấm gương, nghĩa cử suốt những ngày qua khiến chúng ta cảm động, thán phục. Từ thế hệ măng non cho đến những người đang làm ra của cải vật chất, tùy theo điều kiện của mình mà góp sức, chung tay.

Điều đó cho thấy truyền thống nhân văn tiếp nối giữa các thế hệ của người Hà Nội vẫn như dòng chảy bền bỉ, xuyên suốt chưa bao giờ dừng lại. Nếu như không có một nền tảng văn hóa vững chắc, không có đạo đức và lối ứng xử “thương người như thể thương thân” thì làm sao họ chia sẻ tiền bạc, thời gian, công sức để giúp người cũng là giúp mình?

Niềm tự hào gửi tới tương lai

Người Hà Nội từ ngàn năm nay từ tứ xứ hội tụ về, mang theo tinh hoa từ các vùng miền nhưng cũng có sẵn “gen” hòa nhập và thích nghi, biết dựa vào nhau mà sống nhưng cũng biết giữ khoảng cách để tạo nên sự riêng tư.

Là người thành phố, sống trong đô thị lớn, người Hà Nội không quá xuề xòa kiểu “ngồi lê đôi mách”, “xía mũi vào chuyện của người khác”. Bình thường, ai nấy đều rút lui về cuộc sống cá nhân để khỏi ảnh hưởng tới người khác.

Những ngày này, khi Hà Nội đã có những người nhiễm Covid-19, sự tôn trọng không gian và cuộc sống riêng của nhau cũng giúp ích rất nhiều cho việc hạn chế virus lây lan ra cộng đồng. Tuy nhiên, không vì vậy mà họ dửng dưng với những gì diễn ra xung quanh.

Hiểu rằng, nỗ lực của mỗi cá nhân làm thành nỗ lực của cả tập thể, người Hà Nội biết thể hiện sự quan tâm, sẻ chia bằng những việc làm cụ thể, đúng nơi đúng lúc. Các cá nhân tuân thủ nghiêm ngặt khuyến cáo về vệ sinh phòng dịch, san sẻ, giúp đỡ người khác khi có thể.

Mỗi gia đình đều là nơi giám sát, nhắc nhở các thành viên của mình, giữ gìn vệ sinh ngõ xóm, nâng cao thể trạng cho các thành viên. Đây cũng là nơi kịp thời điều chỉnh những suy nghĩ, thái độ, ứng xử lệch lạc, thiếu văn minh với cộng đồng.

Nhà trường, các cơ quan, công sở cũng là một trong những “lá chắn” làm tốt nhiệm vụ của mình để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bùng phát. Có được tất cả những điều đó đều xuất phát từ nhận thức của người dân.

Nhận thức được đầy đủ nguy cơ, thách thức, mỗi người mới ý thức, trách nhiệm của mình trong công cuộc diệt dịch này. Từ nhận thức, ý thức cao sẽ dẫn tới những hành động, ứng xử xuất phát từ tâm nguyện đóng góp cho cộng đồng mong đẩy lùi nhanh dịch bệnh.

Với nền tảng văn hóa trong mình, với truyền thống "gạn đục khơi trong", người Hà Nội còn quyết liệt và tỉnh táo để chắt lọc, đào thải những yếu tố xấu như tâm lí nghi ngờ, đổ lỗi, kì thị của một bộ phận cá nhân thiếu hiểu biết. Chính sự đấu tranh, lên án của chúng ta cũng giúp người dân bớt hoang mang và vững tin vào nỗ lực của chính quyền.

Luôn giữ lại trong mình những gì tốt đẹp nhất, qua cơn dịch giã lần này, người Hà Nội xứng đáng làm chủ cuộc sống văn minh, sở hữu nét văn minh của riêng thế hệ mình trong thời hiện tại. Không những thế, Hà Nội cũng trở thành một điểm tựa, một lá cờ đầu cho cả nước trông theo khi tình hình dịch bệnh trên thế giới còn diễn ra phức tạp, khó lường.

Thời gian chống dịch chưa phải là dài so với các cuộc “trường kì kháng chiến” trước kia song ai cũng biết rằng, nếu mỗi cá nhân không chấp hành nghiêm chỉnh, không có lối sống, lối ứng xử đúng mực thì thêm một mối nguy cho cộng đồng. Dù vậy, chúng ta cũng đã có được bài học, sự đúc rút kinh nghiệm vô cùng quý báu.

Chúng ta phải bình tĩnh, tuyệt đối tin tưởng ở chính quyền bởi đây là vấn đề của thành phố, quốc gia và toàn cầu. Hãy làm hết sức mình để bảo vệ bản thân cũng đã là tham gia tích cực vào phòng chống dịch bệnh. Khi có điều kiện chúng ta chung tay giúp đỡ cộng đồng bằng những việc làm thiết thực. Không a dua a tòng, tung tin đồn thất thiệt như một số cá nhân thiếu ý thức đã mắc phải.

Với hành trang văn hóa giàu có của mình, với sự “tập dượt” và tỏa sáng như những ngày chống dịch vừa qua, người Hà Nội chắc chắn đã “lấy điểm” trở lại với dư luận cả nước, khẳng định vị thế dẫn đầu về văn hóa của mình. Đây cũng là niềm tự hào, là vốn quý báu vô bờ mà chúng ta có thể trao lại cho con cháu sau này cùng tiếp nối và phát triển.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

TTTĐ - Tối 19/4, hàng nghìn người dân và du khách tại TP Hồ Chí Minh đã tập trung về khu vực bến Bạch Đằng để chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm cao trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nghệ thuật "Sắc màu thành phố Bác", chào mừng đại lễ 30/4.
Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam Nghệ thuật

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Tối 19/4, người dân TP Hồ Chí Minh và du khách đã được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Xem thêm