Tag
Đời sống khó khăn vì giá thực phẩm tăng vọt

Bài 4: Bữa cơm đạm bạc của những lao động bốc vác

Nhịp sống trẻ 05/01/2020 08:35
aa
TTTĐ - Tết Nguyên đán Canh Tý đang cận kề, thời điểm này là lúc những lao động bốc vác căng mình “chạy sô” tranh thủ kiếm thêm thu nhập để có một cái Tết đủ đầy hơn. Vất vả là vậy nhưng bữa ăn của họ lại nghèo nàn vì vật giá “leo thang”.

Bài 4: Bữa cơm đạm bạc của những lao động bốc vác

Lao động bốc vác tại khu vực chợ Ninh Hiệp

Quệt giọt mồ hội lăn dài trên má trong thời tiết giá lạnh, anh Nguyễn Văn Dũng, 35 tuổi, người làm nghề bốc vác tại chợ Long Biên, Hà Nội chia sẻ: “Cuối năm, giá thực phẩm lại leo thang, kiếm tiền thì khó mà tiêu tiền tốn kém quá. Tôi càng phải cật lực làm việc…”.

Anh Nguyễn Văn Dũng cho biết, nhà anh ở tỉnh Thanh Hóa, thuộc hộ nghèo. Năm 22 tuổi, anh lập gia đình nhưng hai vợ chồng không nhà riêng, không nghề nghiệp. Vì vậy, anh và vợ lên Hà Nội lập nghiệp. Hàng ngày, anh Dũng và vợ túc trực ở chợ Long Biên và một số địa điểm đợi người thuê bốc vác. Sau khi vợ anh sinh con, chỉ còn mình anh làm việc trang trải cuộc sống gia đình, nuôi những đứa trẻ lớn lên, vậy nên, số tiền anh kiếm được mỗi ngày không thấm vào đâu.

Người đàn ông 35 tuổi tâm sự: “Mỗi ngày tôi bốc vác cả tấn hàng. Thời gian đầu chưa quen, tay bị chai, sưng phồng, lưng vai đau nhức không ngủ được nhưng giờ thì quen. Tuy vất vả nhưng công việc đều đặn, chịu khó chắt chiu, tôi cũng để dành được một khoản cho con cái học hành”.

Hết giờ làm cũng là lúc trời sáng, anh Dũng thường tranh thủ về chợp mắt trong căn nhà trọ nhỏ, ẩm thấp tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Những bữa cơm trong thời điểm thực phẩm tăng cao không đảm bảo dinh dưỡng cho người làm công việc nặng nhọc như anh tái tạo sức lao động.

“Suốt 2 tuần nay tôi chưa mua lạng thịt lợn nào. Giá thịt lợn cao nên tôi bảo vợ tiết kiệm, thôi thì nhịn miệng để còn có tiền cho con học hành, rồi tiêu Tết nữa”, anh Dũng phân trần.

Vớt mớ rau cải luộc ra bát, vợ anh Dũng thở dài nhặt những chiếc lá còn sót lại. Bữa cơm tối của vợ chồng trẻ vỏn vẹn có rau cải luộc, hai bìa đậu, nước rau cho thêm ít dầu, bột ngọt làm canh. Món sang nhất trong mâm - mấy miếng thịt nạc kho là phần của đứa con trai út 3 tuổi. “Không chỉ thịt lợn giá cao mà rau xanh cũng tăng giá, bữa cơm của chúng tôi đã ít thịt, giờ ít cả rau”, vợ anh Dũng than thở.

Bài 4: Bữa cơm đạm bạc của những lao động bốc vác

Những xe hàng liên tục được chị Lê Thị Mận, 36 tuổi, quê ở Thái Bình vận chuyển từ trong chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội đến các điểm tập kết hàng. Với chị Mận, chuyện trẹo cổ, tím người vì liên tục kéo xe, dỡ hàng không có gì đáng sợ nữa.

Sau giờ làm việc, người phụ nữ tần tảo này lại “đau đầu” vì không biết phải ăn gì, mua như thế nào cho vừa với khoản tiền ít ỏi mà còn phải lo hàng loạt việc không tên. Món thường xuyên của gia đình chị là canh rau, thịt kho. Tuy nhiên, dạo gần đây giá thịt lợn tăng, các loại rau cũng tăng giá, canh được thay bằng món rau luộc với phần nước nhiều hơn và số lượng thịt chỉ còn 1/3 so với trước.

Xong một “cuốc” bốc vác, chị Mận lại đứng đầu chợ Ninh Hiệp, mắt nhìn xung quanh tìm hàng cần thuê người bốc vác. Chị Mận cho biết, ban ngày chị làm ở chợ Ninh Hiệp, rồi tối đến lại chạy về chợ Long Biên, Hà Nội để làm thêm. Cứ khi mọi người chìm vào giấc ngủ, chị lại bận rộn bốc vác thuê. Chợ Long Biên cũng là nơi làm việc quen thuộc của chị, bởi lưu lượng hàng hóa về đây nhiều, họ cần thuê người nhiều hơn.

Nỗi lòng của người phụ nữ càng nhiều lo âu khi Tết cận kề. Chị Mận bày tỏ: “Mấy hôm nay, tôi cố làm đến đầu sáng, dù mệt nhưng gần Tết nên nhiều việc, cũng cố “cày” kiếm thêm tiền. Đi làm miết đêm, tôi thương con nhỏ không được mẹ ẵm bồng khi ngủ nhưng vì cuộc sống khó khăn đành chấp nhận. Tết đền bù đắp cho con sau”.

Mỗi buổi tối, không chỉ chợ Long Biên nhộn nhịp mà các chợ đầu mối trên địa bàn Thủ đô, chợ Đồng Xuân, chợ hoa Quảng An... cũng tất bật. Trong cái giá rét buốt của những ngày cuối năm, hàng chục phụ nữ “chân yếu tay mềm” vác trên vai những bao hàng rất nặng, vì miếng cơm manh áo, vì thực hiện ước mơ cho con trẻ có quần áo mới, bữa cơm có thịt, bánh chưng và mai này có cuộc sống đủ đầy những người phụ nữ này đã chẳng nề hà.

Thường thức dậy từ 2 giờ sáng qua chợ Long Biên gánh hàng, rồi từ 8 giờ lại di chuyển sang làm thuê ở chợ Đồng Xuân, chị Lê Thị Ngọc, 36 tuổi, quê Hà Nam nhìn già hơn so với tuổi của mình. Nhìn vóc dáng, không ai nghĩ chị đã hơn chục năm làm việc ở khu chợ này.

Chị Ngọc có 3 đứa con đều đang đi học. Chồng chị bị bệnh và mất cách đây một năm. Người phụ nữ này vừa làm mẹ, vừa làm cha, thay chồng chăm sóc nuôi dưỡng các con. Kinh tế khó khăn, chị Ngọc khốn khổ mưu sinh. Miếng cơm, manh áo của gia đình nghèo khó phụ thuộc vào ngày công bốc vác của chị.

Trong lúc ngồi chờ khách tới thuê, chị tâm sự về công việc, tuy nặng nhọc nhưng một ngày chị cũng kiếm được khoảng 300 - 500 nghìn đồng. Với số tiền đó chị Ngọc vẫn phải tiêu dè xẻn, phân định từng đồng mua gạo, mua muối vì chị còn nuôi bố mẹ già ốm đau, tiền cho con cái học hành…

“Ngày thường những bữa cơm có thịt để cải thiện đã rất khó với tôi, huống gì trong thời điểm cuối năm và giá cả lại “leo thang” như bây giờ…”, chị Ngọc trải lòng.

Bài liên quan

Bài 3: Công nhân trẻ “ứng phó” với bão giá

Đời sống khó khăn vì giá thực phẩm tăng vọt - Bài 2: Người lao động tự do chật vật xoay sở

Đời sống khó khăn vì giá thực phẩm tăng vọt

Đọc thêm

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam Camera 360 trẻ

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có những hoạt động truyền thống như lễ hội, triển lãm, diễu hành… mà năm nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn một cách tưởng nhớ và tri ân đầy sáng tạo: Thay ảnh đại diện mạng xã hội (avatar) với khung hình hoặc hình ảnh mang thông điệp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng. Đó là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân, kết nối và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7 Nhịp sống trẻ

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sẽ chính thức diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất được tuyển chọn từ hàng trăm đề án khởi nghiệp trên cả nước.
Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao Đối thoại với Thanh niên

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

TTTĐ - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, bày tỏ mong muốn lắng nghe những ý kiến, đề xuất của thanh niên, đồng thời trao đổi những định hướng, gợi mở, hiến kế giúp thanh niên phát huy tốt hơn vai trò phát triển nông nghiệp xanh.
Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025 Camera 360 trẻ

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - 119.801 công trình, phần việc thanh niên; hơn 13.000 đội hình tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức hơn 18.000 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho trên 785.000 người dân… là những con số ấn tượng tuổi trẻ cả nước đã đạt được trong Tháng Thanh niên năm 2025.
Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình Camera 360 trẻ

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ 7, năm 2025 có chủ đề “Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình Camera 360 trẻ

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

TTTĐ - Đinh Việt Hà, học sinh lớp 10A1, Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội) vừa xuất sắc góp mặt trong top 5 thí sinh Việt Nam tham dự vòng Chung kết Cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới (ACP World Championship) . Đây là một trong những sân chơi quốc tế danh giá nhất dành cho học sinh, sinh viên đam mê sáng tạo và công nghệ thiết kế.
Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ Camera 360 trẻ

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và đề xuất định hướng giai đoạn 2026 – 2030 không chỉ là dịp tổng kết những kết quả đã đạt được, mà còn nhìn nhận lại chặng đường đồng hành của tuổi trẻ với nông thôn Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả chương trình trong thời gian tới.
Xem thêm