Tag
Bất an chất lượng bữa ăn bán trú:

Bài 3: Có quy trình nhưng buông lỏng giám sát

Giáo dục 31/03/2019 14:00
aa
TTTĐ - Bộ Y tế đã có quy định chung về quản lý, giám sát thực phẩm bằng quy trình kiểm tra ba bước. Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các quận, huyện cũng đã có hướng dẫn rất đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) vẫn xảy ra khiến dư luận vô cùng lo ngại?

Bất an chất lượng bữa ăn bán trú - Bài 3: Có quy trình nhưng buông lỏng giám sát

Bữa ăn bán trú của học sinh trường Tiểu học Phan Đình Giót (Hà Nội).

Bài liên quan

Bất an chất lượng bữa ăn bán trú - Bài 2: Những bữa ăn… không đáng có

Bất an chất lượng bữa ăn bán trú -Bài 1: Phụ huynh canh cánh nỗi lo…

Phụ huynh đóng vai trò quan trọng

Ở Hà Nội, về cơ bản nhiều quận, huyện, trường học đã làm tương đối tốt việc quản lý giám sát thực phẩm trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hoàn Kiếm đã có văn bản chỉ đạo về các trường trong công tác ATVSTP. Khi có dịch tả lợn châu Phi, Phòng cũng hướng dẫn các trường cụ thể trong việc kiểm tra thực phẩm đầu vào và thường xuyên giám sát chặt chẽ các trường trên địa bàn quận.

Theo lãnh đạo trường Mầm non Bà Triệu, nhà trường đã phối kết hợp cùng phụ huynh trong việc giám sát giao nhận thực phẩm hàng ngày, đảm bảo đảm ATVSTP bếp ăn trường học. Bên cạnh việc áp dụng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, nhà trường thường xuyên tuyên truyền kiến thức ATVSTP cho nhân viên nhà bếp; ký cam kết về đảm bảo ATVSTP với các công ty cung ứng có uy tín, đầy đủ tư cách pháp nhân, có cam kết về chất lượng sản phẩm khi đưa vào nhà trường. Trường Mầm non Bà Triệu cũng thực hiện nghiêm túc việc công khai thực đơn, tài chính hằng ngày, chú trọng cải tiến các bữa ăn, xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng theo từng độ tuổi trẻ.

Các đơn vị đều phải cam kết về an toàn thực phẩm và cung ứng thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu giao nhận - sơ chế - chế biến - chia định lượng về cho các lớp. Hàng tuần, trường Mầm non Bà Triệu đều mời cha mẹ học sinh lên cùng chứng kiến, kiểm tra chất lượng thực phẩm do đơn vị cung ứng mang tới để chế biến cho trẻ.

Bà Trương Thu Hà, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai khẳng định, nhiều năm nay, quận thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra đột xuất, truy xuất nguồn gốc từ đầu mối sản xuất, đóng gói các loại thực phẩm cung cấp cho trường học.

Là đơn vị cũng đặc biệt quan tâm kiểm tra chất lượng thực phẩm đầu vào, bà Lê Thị Mai Hoa, Hiệu trưởng trường Tiểu học Đền Lừ (quận Hoàng Mai), cho biết: “Chúng tôi kết hợp với ban phụ huynh kiểm tra chất lượng đầu vào thực phẩm. Ngày nào cũng đủ 5 thành phần, ban giám hiệu, kế toán, y tế, giáo viên trực và ban phụ huynh. Phụ huynh cũng kiểm tra đột xuất vào bữa ăn, lúc chế biến hoặc giao nhận thực phẩm. Nhà trường thường xuyên lấy ý kiến phụ huynh về thành phần các bữa ăn, đơn vị cung cấp để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho các con”.

Cho ý kiến về bữa ăn tại trường học của con mình, chị Thu Cúc, đại diện phụ huynh trường Tiểu học Đền Lừ, nêu quan điểm: “Có rất nhiều vụ việc liên quan đến ATVSTP nên chúng tôi cũng thường xuyên đến nhà trường kiểm tra chất lượng bữa ăn của các con. Đại diện phụ huynh tham gia kiểm tra thực phẩm trường học là việc rất nên làm nhằm mang đến cho các con bữa ăn an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài cảm quan, chúng tôi còn ngửi mùi nếu thấy nghi ngờ về chất lượng thực phẩm thì yêu cầu nhà cung cấp đổi ngay. Ngoài ra, chúng tôi cũng kiểm tra dụng cụ chế biến thực phẩm, khay đựng đồ ăn của các con… Tôi mong mô hình này được nhân rộng để các con có bữa ăn an toàn, đủ chất”.

Không phải đến bây giờ việc giám sát an toàn thực phẩm vào trường học với sự tham gia của ban phụ huynh mới được đặt ra. Tuy nhiên, cho phụ huynh vào giám sát bữa ăn bán trú thì trường có trường không. Theo phản ánh của nhiều phụ huynh, họ khó mà “xâm nhập” bếp ăn tập thể của các trường. Thậm chí, phải có lý do rất đột xuất như đón con về buổi trưa thì phụ huynh mới có cớ để quan sát bữa ăn của các con. Những buổi kiểm tra bữa ăn học đường có thành phần phụ huynh được tham dự hoặc để truyền thông ghi hình thường được nhà trường bố trí, chuẩn bị trước.

Còn nặng tính hình thức

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh và dịch vụ ăn uống. Theo đó: Nhà trường phải kiểm tra nguyên liệu thực phẩm trước khi nhập vào; kiểm tra, đánh giá cảm quan chất lượng thực phẩm bao gồm màu sắc, mùi vị, tính nguyên vẹn của sản phẩm và điều kiện bảo quản thực tế... Quá trình chế biến thức ăn phải đầy đủ điều kiện vệ sinh từ thời điểm bắt đầu sơ chế, chế biến cho đến khi thức ăn được chế biến xong. Người tham gia chế biến được trang bị đầy đủ trang phục, mũ, găng tay, khẩu trang... Trang thiết bị, dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, thực phẩm sống và chín không được để lẫn. Trong quá trình sơ chế, chế biến, nếu nhân viên phát hiện nguyên liệu, thức ăn có biểu hiện khác lạ về màu sắc, mùi vị... cần kiểm tra, đánh giá, loại bỏ và ghi rõ biện pháp xử lý. Trước khi ăn, nhân viên bếp ăn kiểm tra việc chia thức ăn, khu vực bày thức ăn; kiểm tra các món ăn đối chiếu với thực đơn bữa ăn; kiểm tra vệ sinh bát, đĩa, dụng cụ ăn uống… sau đó lưu mẫu thức ăn và bảo quản mẫu lưu.

Phụ huynh đưa con đi xét nghiệm sán sau vụ việc ở trường Mầm non Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Phụ huynh đưa con đi xét nghiệm sán sau vụ việc ở trường Mầm non Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Quy định đã có như vậy nhưng việc kiểm tra, giám sát bữa ăn học đường ở nhiều nơi vẫn mang tính hình thức, thiếu khách quan. Trong khi vấn đề đặt ra ở đây là giám sát nguồn thực phẩm đầu vào, giám sát đơn vị cung cấp thực phẩm có đảm bảo an toàn hay không, có đạt tiêu chuẩn như cam kết với nhà trường và gia đình học sinh hay không?

Trên thực tế, vụ việc tại trường Mầm non Thanh Khương và nhiều trường trên địa bàn huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), thực phẩm do Công ty TNHH Đầu tư tài chính Hương Thành cung cấp đều có nguồn gốc khá rõ ràng. Các đơn vị cung cấp thực phẩm cũng có đầy đủ chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan chức năng cấp. Tuy nhiên, việc thịt lợn nổi nhiều hạch trắng được đưa vào bếp ăn là có thật. Vấn đề đặt ra ở đây chính là khâu kiểm tra, giám sát trước khi thực phẩm được đưa vào trường học. Có lẽ, khâu quan trọng này đang bị buông lỏng…

Theo bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, dù lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp, cả chủ động kiểm tra, giám sát lẫn dự phòng nhưng nguy cơ mất ATVSTP vẫn rất cao. Đây không phải là trách nhiệm của một cơ quan hoặc chỉ cần triển khai một biện pháp duy nhất mà đòi hỏi phải kiểm tra, kiểm soát, giám sát toàn bộ các chuỗi cung ứng thực phẩm cho trường học. “Để kiểm soát tốt chất lượng bếp ăn tập thể, cần chú trọng vào kiểm soát quy trình: Nguồn nguyên liệu ở đâu, cơ sở nào cung cấp, chất lượng ra sao? Nhà trường cũng phải tham gia giám sát. Mỗi trường học nên có những cán bộ chuyên trách để có thể phát hiện nguyên liệu có đạt chuẩn không, chế biến có đảm bảo hay thực phẩm có nhiễm vi sinh không...”, bà Nga nhấn mạnh.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Xem thêm